Bài 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 trang 131, 132 SGK Toán 9 tập 2 - Bài tập ôn cuối năm - Phần đại sốGiải bài 1, 2 trang 131; bài 43, 4, 5, 6, 7, 8 trang 132 sách giáo khoa (SGK) Toán lớp 9 tập 2 bài Bài tập ôn cuối năm - Phần đại số. Bài 8 Chứng minh rằng khi k thay đổi, các đường thẳng (k + 1)x – 2y = 1 luôn đi qua một điểm cố định. Tìm điểm cố định đó. Bài 1 trang 131 SGK Toán lớp 9 tập 2 Câu hỏi: Xét các mệnh đề sau: I. \(\sqrt {\left( { - 4} \right).\left( { - 25} \right)} = \sqrt { - 4} .\sqrt { - 25}\) ; II. \(\sqrt {\left( { - 4} \right).\left( { - 25} \right)} = \sqrt {100}\) III. \(\sqrt {100} = 10\) IV. \(\sqrt {100} = \pm 10\) Những mệnh đề nào là sai? Hãy chọn câu trả lời đúng trong các câu A, B, C, D dưới đây: A. Chỉ có mệnh đề I sai; B. Chỉ có mệnh đề II sai; C. Các mệnh đề I và IV sai; D. Không có mệnh đề nào sai Lời giải: Chọn C vì: Mệnh đề I sai vì không có căn bậc hai của số âm Mệnh đề IV sai vì \(\sqrt{100} = 10\) (căn bậc hai số học của 100 là 10) Các mệnh đề II và III đúng Bài 2 trang 131 SGK Toán lớp 9 tập 2 Câu hỏi: Rút gọn các biểu thức: \(M = \sqrt {3 - 2\sqrt 2 } - \sqrt {6 + 4\sqrt 2 } \) \(N = \sqrt {2 + \sqrt 3 } + \sqrt {2 - \sqrt 3 } \) Lời giải: \(\eqalign{&+) M = \sqrt {3 - 2\sqrt 2 } - \sqrt {6 + 4\sqrt 2 } \cr & =\sqrt {{{\left( {\sqrt 2 } \right)}^2} - 2\sqrt 2 .1 + {1^2}}- \sqrt {{{\left( 2 \right)}^2} + 2.2.\sqrt 2 + {{\left( {\sqrt 2 } \right)}^2}} \cr & = \sqrt {{{\left( {\sqrt 2 - 1} \right)}^2}} - \sqrt {{{\left( {2 + \sqrt 2 } \right)}^2}} \cr & = \left| {\sqrt 2 - 1} \right| - \left| {2 + \sqrt 2 } \right| \cr & = \sqrt 2 - 1 - 2 - \sqrt 2 = - 3 .\cr} \) +) \(\eqalign{ Vì \(N > 0\) nên \(N^2 = 6 ⇒ N = \sqrt6.\) Vậy \(N = \sqrt {2 + \sqrt 3 } + \sqrt {2 - \sqrt 3 } = \sqrt 6. \) Bài 3 trang 132 SGK Toán lớp 9 tập 2 Câu hỏi: Giá trị của biểu thức \({{2\left( {\sqrt 2 + \sqrt 6 } \right)} \over {3\sqrt {2 + \sqrt 3 }}}\) bằng (A) \(\displaystyle {{2\sqrt 2 } \over 3}\) (B) \(\displaystyle {{2\sqrt 3 } \over 3}\) (C) 1 (D)\(\displaystyle {4 \over 3}\) Hãy chọn câu trả lời đúng. Lời giải: Ta có: \(\eqalign{ Chọn đáp án D. Bài 4 trang 132 SGK Toán lớp 9 tập 2 Câu hỏi: Nếu \(\sqrt {2 + \sqrt x } = 3\) thì \(x\) bằng: (A) \(1\); (B) \(\sqrt7\); (C) \(7\) (D) \(49\) Hãy chọn câu trả lời đúng. Lời giải: Điều kiện xác định: \(x \geq 0.\) Ta có: \(\sqrt {2 + \sqrt x } = 3\) \(\Leftrightarrow {\left( {\sqrt {2 + \sqrt x } } \right)^2} = {3^2}\) \(\Leftrightarrow 2 + \sqrt x = 9\) \(\Leftrightarrow \sqrt x = 7 \Leftrightarrow {\left( {\sqrt x } \right)^2} = {7^2} \Leftrightarrow x = 49 \, \,(thỏa mãn).\) Chọn đáp án D. Bài 5 trang 132 SGK Toán lớp 9 tập 2 Câu hỏi: Chứng minh rằng giá trị của biểu thức sau không phụ thuộc vào biến: \(\displaystyle \left( {{{2 + \sqrt x } \over {x + 2\sqrt x + 1}} - {{\sqrt x - 2} \over {x - 1}}} \right).{{x\sqrt x + x - \sqrt x - 1} \over {\sqrt x }}.\) Lời giải: ĐKXĐ: \(0 < x ≠ 1\). \(\begin{array}{l} Vậy giá trị của biểu thức đã cho là \(2\) và không phụ thuộc vào giá trị của biến \(x.\) Bài 6 trang 132 SGK Toán lớp 9 tập 2 Câu hỏi: Cho hàm số \(y = ax + b.\) Tìm \(a\) và \(b\), biết rằng đồ thị của hàm số đã cho thỏa mãn một trong các điều kiện sau: a) Đi qua hai điểm \(A(1; 3)\) và \(B(-1; -1).\) b) Song song với đường thẳng \(y = x + 5\) và đi qua điểm \(C(1; 2).\) Lời giải: a) Gọi \((d)\) là đồ thị hàm số \(y = ax + b.\) Vì \(A(1; 3) \in (d)\) nên \(3 = a.1 + b\) hay \(a+b=3\) Vì \(B(-1; -1) \in (d)\) nên \(-1 = a.(-1) + b\) hay \(-a + b = -1\) Ta có hệ phương trình: \(\left\{ \matrix{a + b = 3 \hfill \cr - a + b = - 1 \hfill \cr} \right.\) \(\begin{array}{l} Vậy \(a = 2; b = 1\) b) Gọi \((d)\) là đồ thị hàm số \(y = ax + b.\) Vì \((d): y = ax + b\) song song với đường thẳng \((d’): y = x + 5\) nên suy ra: \(a = a’ = 1,\, b \ne 5.\) Ta được \((d): y = x + b.\) Vì \(C (1; 2) \in(d) nên 2 = 1 + b ⇔ b =1\, (TM)\) Vậy \(a = 1; b = 1.\) Bài 7 trang 132 SGK Toán lớp 9 tập 2 Câu hỏi: Cho hai đường thẳng: \(y = (m + 1)x + 5 \) (d1) \(y = 2x + n\) (d2) Với giá trị nào của \(m\) và \(n\) thì: a) d1 trùng với d2? b) d1 cắt d2? c) d1 song song với d2? Lời giải: a) \(({d_1}) \equiv ({d_2})\) khi và chỉ khi \(\left\{ \matrix{m + 1 = 2 \hfill \cr n = 5 \hfill \cr} \right. \Leftrightarrow \left\{ \matrix{m = 1 \hfill \cr n = 5 \hfill \cr} \right..\) b) \((d_1)\) cắt \((d_2)\) \(⇔ m + 1 \neq 2 ⇔ m \ne 1.\) c) \(({d_1})//({d_2}) \Leftrightarrow \left\{ \matrix{m + 1 = 2 \hfill \cr n \ne 5 \hfill \cr} \right. \Leftrightarrow \left\{ \matrix{m = 1 \hfill \cr n \ne 5 \hfill \cr} \right.\) Bài 8 trang 132 SGK Toán lớp 9 tập 2 Câu hỏi: Chứng minh rằng khi \(k\) thay đổi, các đường thẳng \((k + 1)x – 2y = 1\) luôn đi qua một điểm cố định. Tìm điểm cố định đó. Lời giải: Gọi \(M(x_0;\, y_0)\) là điểm cố định thuộc đồ thị hàm số. Khi đó ta có: \(\begin{array}{l} Vậy đường thẳng đã cho luôn đi qua điểm \(M\left( {0; - \dfrac{1}{2}} \right)\) với mọi \(k \in R.\) Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Ôn tập cuối năm - Đại số
|
Giải bài 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18 trang 133 sách giáo khoa (SGK) Toán lớp 9 tập 2 bài Bài tập ôn cuối năm - Phần đại số. Bài 17 Một lớp học có 40 học sinh được xếp ngồi đều nhau trên các ghế băng. Nếu ta bớt đi 2 ghế băng thì mỗi ghế còn lại phải xếp thêm 1 học sinh. Tính số ghế băng lúc đầu.
Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 trang 134 sách giáo khoa (SGK) Toán lớp 9 tập 2 bài Bài tập ôn cuối năm - Phần hình học. Bài 5 Tam giác ABC vuông tại C có AC = 15cm. Đường cao CH chia AB thành hai đoạn AH và HB. Biết HB = 16cm. Tính diện tích tam giác ABC.
Giải bài 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18 trang 135 sách giáo khoa (SGK) Toán lớp 9 tập 2 bài Bài tập ôn cuối năm - Phần hình học. Bài 12 Một hình vuông và một hình tròn có chu vi bằng nhau. Hỏi hình nào có diện tích lớn hơn?