Loigiaihay.com 2025

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 trang 86, 87 Sách bài tập Toán 6 tập 2 - Chân trời sáng tạo

Giải bài tập trang 86, 87 SBT Toán 6 tập 2 CTST - Chân trời sáng tạo bài 1.Điểm. Đường thẳng: bài 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7. Đường thẳng có thể được đặt tên bởi các chữ cái in thường hoặc hai điểm bất kì thuộc đường thẳng đó.

Bài 1 trang 86 SBT Toán 6 tập 2 - Chân trời sáng tạo

Câu hỏi:

a) Em hãy nêu cách kí hiệu của điểm và đường thẳng.

b) Trong các chữ cái A, a, B, b, C, c những chữ cái nào dùng để kí hiệu điểm, những chữ cái nào dùng để kí hiệu đường thẳng?

Trả lời:

a) Người ta dùng các chữ cái in hoa (A, B, C, ...) để kí hiệu cho điểm, các chữ cái in thường (a, b, c, …) để kí hiệu cho đường thẳng.

b) Những chữ cái dùng để kí hiệu điểm: A, B, C.

Những chữ cái dùng để kí hiệu đường thẳng: a, b, c, …

Bài 2 trang 86- SBT Toán 6 tập 2 - Chân trời sáng tạo

Câu hỏi:

a) Hãy gọi tên đường thẳng trong Hình 1, Hình 2.

b) Dùng các kí hiệu để đặt tên cho đường thẳng trong Hình 3 bằng hai cách.

Trả lời:

Đường thẳng có thể được đặt tên bởi các chữ cái in thường hoặc hai điểm bất kì thuộc đường thẳng đó.

a) Hình 1: đường thẳng AB;

Hình 2: đường thẳng k.

b) Có thể dùng các chữ cái in thường hoặc hai chữ cái in hoa để kí hiệu đường thẳng trong hình 3, như sau:

Cách 1: đường thẳng d

Cách 2: Đường thẳng MN (M, N là hai điểm phân biệt bất kì thuộc đường thẳng ở hình 3)

Bài 3 trang 86- SBT Toán 6 tập 2 - Chân trời sáng tạo

Câu hỏi:

Quan sát hình vẽ dưới đây, hãy sử dụng các kí hiệu ∈, ∉ thích hợp để điền vào chỗ chấm.

A … d;

B … d;

C … d.

Trả lời:

Điểm A không nằm trên đường thẳng d nên ta kí hiệu: A ∉ d;

Điểm B nằm trên đường thẳng d nên ta kí hiệu: B ∈ d;

Điểm C nằm trên đường thẳng d nên ta kí hiệu: C ∈ d.

Vậy A ∉ d; B ∈ d; C ∈ d.

Bài 4 trang 87- SBT Toán 6 tập 2 - Chân trời sáng tạo

Câu hỏi:

Vẽ đường thẳng b:

a) Vẽ điểm M không nằm trên đường thẳng b.

b) Vẽ điểm N nằm trên đường thẳng b.

c) Sử dụng các kí hiệu ∈ và ∉ để viết các mô tả sau: “Điểm N thuộc đường thẳng b; điểm M không thuộc đường thẳng b”.

trả lời:

a) Điểm M không nằm trên đường thẳng b.

b) Điểm N nằm trên đường thẳng b.

c) Điểm N thuộc đường thẳng b. Kí hiệu: N ∈ b;

Điểm M không thuộc đường thẳng b. Kí hiệu: M ∉ b.

Bài 5 trang 87 - SBT Toán 6 tập 2 - Chân trời sáng tạo

Câu hỏi:

Trong hình bên, em hãy chỉ ra:

a) Những điểm nào thuộc đường thẳng p những điểm nào không thuộc đường thẳng p, những điểm nào không thuộc đường thẳng p;

b) Những đường thẳng nào chứa điểm A, điểm B, điểm C, điểm D, điểm E.

Trả lời:

a) Những điểm thuộc đường thẳng p: B, E, A.

Những điểm không thuộc đường thẳng p: C, D.

b) Những đường thẳng chứa điểm A: m, p, k.

Những đường thẳng chứa điểm B: n, p.

Những đường thẳng chứa điểm C: n, k.

Đường thẳng chứa điểm D: n.

Đường thẳng chứa điểm E: p.

Bài 6 trang 79- SBT Toán 6 tập 2 - Chân trời sáng tạo

Câu hỏi:

Hãy vẽ hình trong các trường hợp sau:

a) Điểm K thuộc cả hai đường thẳng a và b.

b) Điểm K thuộc đường thẳng a nhưng không thuộc đường thẳng b.

Trả lời:

a) Điểm K thuộc cả hai đường thẳng a và b, tức là đường thẳng a và b đều đi qua điểm K.

b) Điểm K thuộc đường thẳng a nhưng không thuộc đường thẳng b, tức là đường thẳng a đi qua điểm K, đường thẳng b không đi qua điểm K.

Bài 7 trang 79 - SBT Toán 6 tập 2 - Chân trời sáng tạo

Câu hỏi:

Vẽ ba điểm sao cho chúng không cùng nằm trên một đường thẳng. Cứ qua hai điểm ta vẽ một đường thẳng. Hỏi có bao nhiêu đường thẳng được tạo thành?

Trả lời:

Bước 1: Lấy 3 điểm A, B, C không cùng thuộc một đường thẳng.

Bước 2: Vẽ các đường thẳng lần lượt đi qua hai điểm trong 3 điểm trên.

Có ba đường thẳng được tạo thành như trong hình vẽ dưới đây:

Sachbaitap.com