Bài 1, 2, 3, 4 trang 44 SGK Toán lớp 4 - Biểu thức có chứa ba chữBài 1, 2, 3, 4 trang 44 sách giáo khoa (SGK) Toán lớp 4 bài Biểu thức có chứa ba chữ. Bài 4 Độ dài các cạnh của hình tam giác là a, b, c. a) Gọi P là chu vi của hình tam giác. Viết công thức tính chu vi P của hình tam giác đó. Bài 1 trang 44 SGK Toán 4 tập 1 Câu hỏi: Tìm giá trị của a + b + c nếu: a) a = 5; b = 7; c =10; b) a = 12; b = 15; c = 9. Phương pháp: Thay chữ bằng số rồi tính giá trị của các biểu thức đó. Biểu thức chỉ có phép cộng thì ta tính lần lượt từ trái sang phải. Lời giải: a) a + b + c = 5 + 7 + 10 = 22; b) a + b + c = 12 + 15 + 9 = 36; Bài 2 trang 44 SGK Toán 4 tập 1 Câu hỏi: a × b × c là biểu thức có chứa ba chữ. Nếu a = 4, b = 3 và c = 5 thì giá trị của biểu thức a × b × c là: a × b × c = 4 × 3 × 5 = 12 × 5 = 60 Tính giá trị của a × b × c nếu : a) a = 9, b = 5 và c = 2; b) a = 15, b = 0 và c = 37. Phương pháp: Thay chữ bằng số rồi tính giá trị của các biểu thức đó. Biểu thức chỉ có phép nhân thì ta tính lần lượt từ trái sang phải. Lời giải: a) a = 9, b = 5 và c = 2 thì a x b x c = 9 x 5 x 2 = 90 b) a = 15, b = 0 và c = 37 thì a x b x c = 15 x 0 x 37 = 0 Bài 3 trang 44 SGK Toán 4 tập 1 Câu hỏi: Cho biết m = 10, n = 5, p = 2 tìm giá trị biểu thức: a) m + n + p b) m – n – p c) m + n × p m + (n + p) m – (n + p) (m + n) × p Phương pháp: - Thay chữ bằng số vào các biểu thức đã cho rồi tính giá trị của các biểu thức đó. - Biểu thức có dấu ngoặc thì ta tính trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau; - Biểu thức chỉ có phép cộng, phép trừ thì tính lần lượt từ trái sang phải; - Biểu thức có phép cộng và phép nhân thì thực hiện phép nhân trước, thực hiện phép cộng sau. Lời giải: Nếu m = 10, n = 5 , p = 2 thì a) m + n + p = 10 + 5 + 2 = 17 m + ( n + p) = 10 + ( 5 + 2) = 17 b) m - n - p = 10 - 5 - 2 = 3 m - ( n + p )= 10 - (5 + 2) = 3 c) m + n x p = 10 + 5 x 2 = 20 (m + n) x p = ( 10 + 5 ) x 2 = 30 Bài 4 trang 44 SGK Toán 4 tập 1 Câu hỏi: Độ dài các cạnh của hình tam giác là a, b, c. a) Gọi P là chu vi của hình tam giác. Viết công thức tính chu vi P của hình tam giác đó. b) Tính chu vi của hình tam giác biết: a = 5cm, b = 4cm và c = 3cm; a = 10cm, b = 10cm và c = 5cm; a = 6dm, b = 6dm và c = 6dm. Phương pháp: - Muốn tính chu vi tam giác ta lấy độ dài ba cạnh cộng lại với nhau. - Thay chữ bằng số vào biểu thức a + b + c rồi tính giá trị của các biểu thức đó. Lời giải: a) P = a + b + c b) Nếu a = 5cm, b = 4cm và c = 3cm thì P = 5cm + 4cm + 3cm = 12 cm. a = 10cm, b = 10cm và c = 5cm thì P = 10cm + 10cm + 5cm = 25 cm a = 6dm, b = 6dm và c = 6dm thì P = 6dm + 6dm + 6dm = 18dm Nói thêm: Trong hai trường hợp còn lại: - Tam giác có 2 cạnh bằng nhau gọi là tam giác cân - Tam giác có 3 cạnh bằng nhau gọi là tam giác đều Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
CHƯƠNG II: BỐN PHÉP TÍNH VỚI CÁC SỐ TỰ NHIÊN. HÌNH HỌC
|
Bài 1, 2, 3 trang 45 sách giáo khoa (SGK) Toán lớp 4 bài Tính chất kết hợp của phép cộng. Bài 2 Một quỹ tiết kiệm ngày đầu nhận được 75 500 000 đồng, ngày thứ hai nhận được 86 950 000 đồng, ngày thứ ba nhận được 14 500 000 đồng.
Bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 46 sách giáo khoa (SGK) Toán lớp 4 bài Luyện tập. Bài 4 Một xã có 5256 người. Sau một năm số dân tăng thêm 79 người. Sau một năm nữa số dân lại tăng thêm 71 người.
Bài 1, 2, 3, 4 trang 47 sách giáo khoa (SGK) Toán lớp 4 bài Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. Bài 1 Tuổi bố và tuổi con cộng lại được 58 tuổi. Bố hơn con 38 tuổi. Hỏi bố bao nhiêu tuổi, con bao nhiêu tuổi?
Bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 48 sách giáo khoa (SGK) Toán lớp 4 bài Luyện tập. Bài 2 Tuổi chị và tuổi em cộng lại được 36 tuổi. Em kém chị 8 tuổi. Hỏi chị bao nhiêu tuổi, em bao nhiêu tuổi?