Bài 1, 2, 3, 4 trang 55, 56 SGK Toán lớp 4 - Luyện tậpBài 1 trang 55; bài 2, 3, 4 trang 56 sách giáo khoa (SGK) Toán lớp 4 bài Luyện tập. Bài 3. Cho đoạn thằng AB = 3cm (như hình vẽ). Hãy vẽ hình vuông ABCD (có cạnh AB). Bài 1 trang 55 SGK Toán 4 tập 1 Câu hỏi: Nêu các góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt có trong mỗi hình sau: Phương pháp: Góc nhọn: bé hơn góc vuông Góc tù: Lớn hơn góc vuông Góc bẹt: bằng hai góc vuông Lời giải: a) + Góc đỉnh A là góc vuông. + Tại đỉnh B có 3 góc đều là góc nhọn. + Góc đỉnh C là góc nhọn. + Góc đỉnh M, cạnh MA, MB là góc nhọn. + Góc đỉnh M, cạnh MB, MC là góc tù + Góc đỉnh M, cạnh MA, MC là góc bẹt b) Các góc vuông là: + Góc đỉnh A; + Góc đỉnh B, cạnh BD, BC là góc vuông + Góc đỉnh D, cạnh DA, DC là góc vuông Các góc nhọn là: + Góc đỉnh B; cạnh BA, BD là góc nhọn + Góc đỉnh C + Góc đỉnh D, cạnh DB, DC là góc nhọn + Góc đỉnh D, cạnh DA, DB là góc nhọn + Góc đỉnh B, cạnh BA, BC là góc tù Bài 2 trang 56 SGK Toán 4 tập 1 Câu hỏi: Đúng ghi Đ, Sai ghi S vào chỗ trống - AH là đường cao của hình tam giác ABC - AB là đường cao của hình tam giác ABC Phương pháp: Quan sát hình vẽ để tìm đường cao của hình tam giác ABC. Lời giải: Ghi chữ S vào ô thứ nhất của tam giác ABC (Vì AH không vuông góc với BC) Ghi chữ Đ vào ô thứ hai ( vì AB vuông góc với BC) Bài 3 trang 56 SGK Toán 4 tập 1 Câu hỏi: Cho đoạn thằng AB = 3cm (như hình vẽ). Hãy vẽ hình vuông ABCD (có cạnh AB). Phương pháp: Vẽ hình vuông ABCD cạnh 3 cm. Lời giải: Học sinh tự vẽ đoạn thẳng AB = 3cm rồi từ đó vẽ hình vuông ABCD. Mẫu tham khảo: Bài 4 trang 56 SGK Toán 4 tập 1 Câu hỏi: a) Hãy vẽ hình chữ nhật ABCD có chiều dài AB = 6cm, chiều rộng AD = 4cm. b) Xác định trung điểm M của cạnh AD, trung điểm N của cạnh BC. Nối điểm M và điểm N ta được các hình tứ giác đều hình chữ nhật - Nêu tên các hình chữ nhật đó. - Nêu tên các cạnh song song với cạnh AB. Phương pháp: a) Vẽ hình chữ nhật có chiều dài AB = 6cm, chiều rộng AD = 4cm. b) Dùng thước kẻ để xác định trung điểm M và N. Quan sát hình vẽ và trả lời câu hỏi. Lời giải: a) Học sinh vẽ hình chữ nhật ABCD b) Trên cạnh AD lấy điểm M sao cho: AM = 4 : 2 = 2 (cm) Trên cạnh BC lấy điểm N sao cho: BN = 2cm M và N là trung điểm của AD và BC - Các hình chữ nhật có ở hình bên là: ABNM, MNCD, ABCD - Các cạnh song song với cạnh AB là: MN, DC Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
CHƯƠNG II: BỐN PHÉP TÍNH VỚI CÁC SỐ TỰ NHIÊN. HÌNH HỌC
|
Bài 1, 2, 3, 4 trang 56 sách giáo khoa (SGK) Toán lớp 4 bài Luyện tập chung. Bài 4 Một hình chữ nhật có nửa chu vi là 16cm, chiều dài lớn hơn chiều rộng là 4cm. Tính diện tích của hình chữ nhật đó
Bài 1, 2, 3, 4 trang 57 sách giáo khoa (SGK) Toán lớp 4 bài Nhân với số có một chữ số. Bài 4 Một huyện núi có 8 xã vùng thấp và 9 xã vùng cao. Mỗi xã vùng thấp được cấp 850 quyển truyện, mỗi xã vùng cao được cấp 980 quyển truyện.
Bài 1, 2, 3, 4 trang 58 sách giáo khoa (SGK) Toán lớp 4 bài Tính chất giao hoán của phép nhân. Bài 1 Viết số thích hợp vào ô trống 4x6 = 6 x ...
Bài 1 trang 59; bài 2 trang 60 sách giáo khoa (SGK) Toán lớp 4 bài Nhân với 10, 100, 1000,... Chia cho 10, 100, 1000,...