Bài 1, 2, 3 trang 121 SGK Toán lớp 5 - Thể tích hình hộp chữ nhậtBài 1, 2, 3 trang 121 sách giáo khoa (SGK) Toán lớp 5 bài Thể tích hình hộp chữ nhật. Bài 1 Tính thể tích hình hộp chữ nhật có chiều dài a, chiều rộng b, chiều cao c. a) a = 5cm; b = 4cm; c = 9cm. Bài 1 trang 121 SGK Toán lớp 5 Câu hỏi: Tính thể tích hình hộp chữ nhật có chiều dài a, chiều rộng b, chiều cao c. a) a = 5cm; b = 4cm; c = 9cm. b) a = 1,5m; b = 1,1m; c = 0,5m. c) a = \(\dfrac{2}{5}\)dm; b = \(\dfrac{1}{3}\)dm; c = \(\dfrac{3}{4}\)dm. Phương pháp: Muốn tính thể tích hình hộp chữ nhật ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng rồi nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo). Lời giải: a) Thể tích của hình hộp chữ nhật đó là: V = 5 x 4 x 9 = 180 (cm3) b) Thể tích của hình hộp chữ nhật đó là: V = 1,5 x 1,1 x 0,5 = 0,825 (m3) c) Thể tích của hình hộp chữ nhật đó là: V = \(\dfrac{2}{5}\) x \(\dfrac{1}{3}\) x \(\dfrac{3}{4}\) = \(\dfrac{1}{10}\) (dm3) Bài 2 trang 121 SGK Toán lớp 5 Câu hỏi: Tính thể tích của khối gỗ có dạng như hình bên:
Phương pháp: Chia khối gỗ thành các hình hộp chữ nhật nhỏ rồi tính thể tích từng hình theo công thức V = a x b x c (a, b, c là ba kích thước của hình hộp chữ nhật), từ đó suy ra thể tích khối gỗ ban đầu. Lời giải: Cách 1: Tách khối gỗ thành hai hình hộp chữ nhật A và B như hình dưới. Thể tích hình hộp chữ nhật A là: 8 x (12 - 6) x 5 = 240 (cm3) Thể tích hình hộp chữ nhật B là: 15 x 6 x 5 = 450 (cm3) Thể tích khối gỗ là: 240 + 450 = 690 (cm3) Cách 2: Tách khối gỗ thành hai hình chữ nhật C và D như hình dưới Thể tích hình hộp chữ nhật C là: 12 x 8 x 5 = 480 (cm3) Thể tích hình hộp chữ nhật D là: (15 – 8) x 6 x 5 = 210 (cm3) Thể tích khối gỗ là: 480 + 210 = 690 (cm3) Cách 3: Thể tích hình hộp chữ nhật H là: (15 - 8) x (12 - 6) x 5 = 210 (cm3) Thể tích của cả khối gỗ và hình hộp chữ nhật B là: 15 x 12 x 5 = 900 (cm3) Thể tích khối gỗ là: 900 - 210 = 690 (cm3) Đáp số: 690cm3. Bài 3 trang 121 SGK Toán lớp 5 Câu hỏi: Tính thể tích của hòn đá nằm trong bể nước theo hình dưới đây: Phương pháp: Cách 1: Thể tích hòn đá = Tổng thể tích hòn đá và nước - thể tích nước trong bể Cách 2: Thể tích của hòn đá bằng thể tích của hình hộp chữ nhật (phần nước dâng lên) có chiều dài 10cm, chiều rộng 10cm và chiều cao là: 7 - 5 = 2 (cm). Lời giải: Cách 1: thể tích nước trong bể là: 10 x 10 x 5 = 500 (cm3) Tổng thể tích của nước và hòn đá là: 10 x 10 x 7 = 700 (cm3) Thể tích của hòn đá là: 700 – 500 = 200 (cm3) Cách 2: chiều cao của mực nước dâng lên là: 7 – 5 = 2 (cm) Thể tích nước dâng lên là: 10 x 10 x 2 = 200 (cm3) Đó cũng chính là thể tích hòn đá. Đáp số: 200 cm3 Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
CHƯƠNG III: HÌNH HỌC
|
Bài 1, 2 trang 122; bài 3 trang 123 sách giáo khoa (SGK) Toán lớp 5 bài Thể tích hình lập phương. Bài 2 Một khối kim loại hình lập phương có cạnh là 0,75m. Mỗi đề-xi-mét khối kim loại đó cân nặng 15kg. Hỏi khối kim loại đó cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam?
Bài 1, 2, 3 trang 123 sách giáo khoa (SGK) Toán lớp 5 bài Luyện tập chung. Bài 1 Một hình lập phương có cạnh 2,5cm. Tính diện tích một mặt, diện tích toàn phần và thể tích của hình lập phương đó
Bài 1, 2 trang 124; bài 3 trang 125 sách giáo khoa (SGK) Toán lớp 5 bài Luyện tập chung. Bài 2 Biết tỉ số thể tích của hai hình lập phương là 2 : 3 (xem hình vẽ) a) Thể tích của hình lập phương lớn bằng bao nhiêu phần trăm thể tích của hình lập phương bé ?
Bài 1, 2, 3 trang 126 sách giáo khoa (SGK) Toán lớp 5 bài Giới thiệu hình trụ - Giới thiệu hình cầu. Bài 3 Hãy kể tên một vài đồ vật có dạng: a) Hình trụ; b) Hình cầu.