Loigiaihay.com 2025

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Bài 1, 2, 3 trang 128 SGK Toán lớp 5 - Luyện tập chung

Bài 1, 2, 3 trang 128 sách giáo khoa (SGK) Toán lớp 5 bài Luyện tập chung. Bài 2 Một hình lập phương có cạnh 1,5m. Tính: a) Diện tích xung quanh của hình lập phương; b) Diện tích toàn phần của hình lập phương; c) Thể tích của hình lập phương.

Bài 1 trang 128 SGK Toán lớp 5

Câu hỏi:

Một bể kính nuôi cá dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 1m, chiều rộng 50cm, chiều cao 60cm.

a) Tính diện tích kính dùng làm bể cá đó (bể không có nắp).

b) Tính thể tích bể cá đó.

c) Mức nước trong bể cao bằng \(\dfrac{3}{4}\) chiều cao của bể. Tính thể tích nước trong bể đó (độ dày kính không đáng kể).

Phương pháp:

- Vì bể không có nắp nên diện tích kính dùng làm bể cá đó bằng tổng diện tích xung quanh và diện tích mặt đáy.

- Thể tích = chiều dài × chiều rộng × chiều cao (cùng đơn vị đo).

- Mức nước trong bể cao bằng \( \dfrac{3}{4}\) chiều cao của bể nên thể tích nước trong bể bằng \(\dfrac{3}{4}\) thể tích bể cá.

Lời giải:

Đổi 1m = 10dm; 50cm = 5dm; 60cm = 6dm.

a) Diện tích xung quanh của bể kính là:

          (10 + 5) × 2 × 6 = 180 (dm2)

Diện tích đáy của bể kính là:

          10 × 5 = 50 (dm2)

Diện tích kính dùng làm bể cá là:

          180 + 50 = 230 (dm2)

b) Thể tích bể cá là:

          10 × 5 × 6 = 300 (dm3)

c) Vì mức nước trong bể cao bằng \( \dfrac{3}{4}\) chiều cao của bể nên thể tích nước trong bể bằng \(\dfrac{3}{4}\) thể tích bể cá.

Thể tích nước trong bể là:

          300 × \(\dfrac{3}{4}\) = 225 (dm3)

                                Đáp số: a) 230 dm2

                                             b) 300 dm3;

                                             c) 225 dm3.

Lưu ý: Ta có thể tìm chiều cao mực nước trong bể bằng 6 : 4 × 3 = 4,5dm. Thể tích nước trong bể bằng thể tích hình hộp chữ nhật có chiều dài 10dm, chiều rộng 5cm, chiều cao 4,5dm. 

Bài 2 trang 128 SGK Toán lớp 5

Câu hỏi:

Một hình lập phương có cạnh 1,5m. Tính:

a) Diện tích xung quanh của hình lập phương;

b) Diện tích toàn phần của hình lập phương;

c) Thể tích của hình lập phương.

Phương pháp:

Áp dụng các công thức: 

- Diện tích xung quanh = diện tích một mặt × 4 = cạnh × cạnh × 4.

- Diện tích toàn phần = diện tích một mặt × 6 = cạnh × cạnh × 6.

- Thể tích V là: V = cạnh × cạnh × cạnh.

Lời giải:

a) Diện tích xung quanh là:

(1,5 x 1,5 ) x 4 = 9 (m2)

b) Diện tích toàn phần là:

(1,5 x 1,5) x 6 = 13,5 (m2)

c) Thể tích của hình lập phương là:

1,5 x 1,5 x 1,5 = 3,375 (m3)

Đáp số:

a) 9m2

b) 13,5m2

c) 3,375m3

Bài 3 trang 128 SGK Toán lớp 5

Câu hỏi:

Có hai hình lập phương. Hình M có cạnh dài gấp 3 lần cạnh hình N.

a) Diện tích toàn phần của hình M gấp mấy lần diện tích toàn phần của hình N ?

b) Thể tích của hình M gấp mấy lần thể tích của hình N ?

Phương pháp:

Gọi cạnh của hình lập phương N là a. Vậy cạnh của hình lập phương M là a × 3.

Ta tính diện tích toàn phần và thể tích từng hình theo công thức rồi so sánh kết quả:

+) Diện tích toàn phần = diện tích một mặt × 6 = cạnh × cạnh × 6.

+) Thể tích = cạnh × cạnh × cạnh.

Lời giải:

Gọi cạnh của hình lập phương N là a. Vậy cạnh của hình lập phương M là a × 3.

a) Diện tích toàn phần của hình N là :

          a × a × 6

Diện tích toàn phần của hình M là:

         (a × 3) × (a × 3) × 6 = (a × a × 6) × (3 × 3) = (a × a × 6) × 9

Vậy diện tích toàn phần của hình M gấp 9 lần diện tích toàn phần của hình N.

b) Thể tích của hình N là:

         a × a × a

Thể tích của hình M là: 

        (a × 3) × (a × 3) × (a × 3) = (a × a × a) × (3 × 3 × 3) = (a × a × a) × 27

Vậy thể tích hình M gấp 27 lần thể tích hình N.

Sachbaitap.com

Xem thêm tại đây: CHƯƠNG III: HÌNH HỌC
  • Bài 1, 2, 3 trang 130, 131 SGK Toán lớp 5 - Bảng đơn vị đo thời gian

    Bài 1, 2, 3 trang 130, 131 SGK Toán lớp 5 - Bảng đơn vị đo thời gian

    Bài 1 trang 130; bài 2, 3 trang 131 sách giáo khoa (SGK) Toán lớp 5 bài Bảng đơn vị đo thời gian. Bài 1 Trong lịch sử phát triển của loài người đã có những phát minh vĩ đại. Bảng dưới đây cho biết tên và năm công bố một số phát minh. Hãy đọc bảng và cho biết từng phát minh được công bố vào thế kỉ nào.

  • Bài 1, 2  trang 132 SGK Toán lớp 5 - Cộng số đo thời gian

    Bài 1, 2 trang 132 SGK Toán lớp 5 - Cộng số đo thời gian

    Bài 1, 2 trang 132 sách giáo khoa (SGK) Toán lớp 5 bài Cộng số đo thời gian. Bài 2 Lâm đi từ nhà đến bến xe hết 35 phút, sau đó đi ô tô đến Viện Bảo tàng Lịch sử hết 2 giờ 20 phút. Hỏi Lâm đi từ nhà đến Viện Bảo tàng Lịch sử hết bao nhiêu thời gian ?

  • Bài 1, 2, 3  trang 133 SGK Toán lớp 5 - Trừ số đo thời gian

    Bài 1, 2, 3 trang 133 SGK Toán lớp 5 - Trừ số đo thời gian

    Bài 1, 2, 3 trang 133 sách giáo khoa (SGK) Toán lớp 5 bài Trừ số đo thời gian. Bài 3 Một người đi từ A lúc 6 giờ 45 phút và đến B lúc 8 giờ 30 phút. Giữa đường người đó nghỉ 15 phút. Hỏi nếu không kể thời gian nghỉ, người đó đi quãng đường AB hết bao nhiêu thời gian ?

  • Bài 1, 2, 3, 4 trang 134 SGK Toán lớp 5 - Luyện tập

    Bài 1, 2, 3, 4 trang 134 SGK Toán lớp 5 - Luyện tập

    Bài 1, 2, 3, 4 trang 134 sách giáo khoa (SGK) Toán lớp 5 bài Luyện tập. Bài 4 Năm 1492, nhà thám hiểm Cri-xtô-phơ Cô-lôm-bô phát hiện ra châu Mĩ. Năm 1961, I-u-ri Ga-ga-rin là người đầu tiên bay vào vũ trụ. Hỏi hai sự kiện trên cách nhau bao nhiêu năm ?