Bài 10 Tìm hiểu cách viết bài văn tả phong cảnh (Tiếp theo) trang 53, 54 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức tập 1Giải SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức tập 1 Bài 10 Tìm hiểu cách viết bài văn tả phong cảnh (Tiếp theo) trang 53, 54. Đọc bài văn dưới đây và trả lời câu hỏi. Bốn mùa trong ánh nước - a. Bài văn trên tả phong cảnh ở đâu? b, Tìm phần mở bài, thần bài, kết bài của bài văn và nêu ý chính của từng phần. Câu 1 trang 53 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 KNTT: Đọc bài văn dưới đây và trả lời câu hỏi. Bốn mùa trong ánh nước Hồ Hoàn Kiếm là nơi quen thuộc với rất nhiều người. Cảnh đẹp lộng lẫy từ ngọn cỏ, hàng cây cho tới nước hồ trong xanh gợn sóng. Mùa hè, sau những cơn mưa rào, nước hồ đầy lên, màu nước như bớt xanh hơn. Trong dông gió, hồ nổi sóng. Nhưng dông gió đến đâu thì mặt hồ vẫn chỉ lăn tăn sóng gợn, trầm mặc giữa thinh không, soi bóng những áng máy nổi rồi lại tan. Về mùa đông, nước hồ cạn di, sâu xuống, chân cầu Thê Húc bỗng cao hơn, lênh khênh. Trong cái lạnh bao trùm phố phường Hà Nội, nước hồ lặng trong sương, một màn sương trong nhẹ và mỏng như khăn voan. Hồ hiện ra vẻ cổ kính với những cành khô lá vàng in bóng xuống mặt nước lặng thinh. Có lẽ tưng bừng nhất là vào dịp tết Nguyên dán, hồ được trang điểm lộng lẫy bởi đèn đủ màu, cờ bay phất phới và hoa rực rỡ. Trong mưa bay, người người đi trẩy hội. Ngàn vạn tiếng rao, tiếng mời chào của người bán hàng rong cất lên như chim hót mùa xuân. Nhưng hồ Hoàn Kiếm đẹp hơn cả là về mùa thu. Mùa thu Hà Nội dường như không có gió lớn, đủ để nước hồ lắng sâu. Ánh nắng mùa thu lại tươi nên mặt hồ ngời lên như ánh mắt thanh xuân. Những cây liễu bên hồ xanh mướt, lá bay dịu dàng như mái tóc thiếu nữ. Những cây đa cổ thụ xanh tốt và tráng kiện như những lão tướng, hàng rễ rủ như những bộ râu oai hùng. Trong đền Ngọc Sơn có nhiều tiếng chim ríu rít, tiếng hót của chim non, của ước mơ bay bổng. Từng ánh nước của hồ Hoàn Kiếm có biết bao người đã ngắm, từng bóng cây nơi này có biết bao người đã ngồi hóng mát, nghỉ ngơi và thầm nghĩ về cuộc sống của mình ở một góc nhỏ nào trên trái đất này. (Theo Lê Phương Liên) a. Bài văn trên tả phong cảnh ở đâu? b. Tìm phần mở bài, thần bài, kết bài của bài văn và nêu ý chính của từng phần. c. Trong phần thân bài, cảnh hồ Hoàn Kiếm được tả vào những thời gian nào? Những từ ngữ nào giúp em nhận ra trình tự đó? d. Theo trình tự miêu tả trong bài, người đọc cảm nhận được đặc điểm gì của cảnh hồ Hoàn Kiếm? Phương pháp: Em đọc kĩ bài văn, suy nghĩ và trả lời câu hỏi. Lời giải: a. Bài văn trên tả phong cảnh ở Hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội). b. Phần mở bài từ “Hồ Hoàn Kiếm là nơi quen thuộc” đến “trong xanh gợn sóng”. Phần thân bài từ “Mùa hè” đến “ước mơ bay bổng”. Phần kết bài từ “Từng ánh nước” đến hết. c. Trong phần thân bài, cảnh hồ Hoàn Kiếm được tả vào thời gian 4 mùa, bắt đầu từ: Mùa hè, mùa đông, mùa xuân, mùa thu. Những từ ngữ giúp em nhận ra trình tự đó là: Các từ ngữ được đặt ở đầu mỗi đoạn văn: Mùa hè, mùa đông, dịp tết Nguyên Đán (gắn với mùa xuân), mùa thu. d. Theo trình tự miêu tả trong bài, người đọc cảm nhận được đặc điểm của cảnh hồ Hoàn Kiếm: màu sắc của hồ, mực nước trong hồ, cảnh vật quanh hồ. Những đặc điểm này mỗi mùa một khác. Câu 2 trang 54 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 KNTT: Em học được những gì về cách miêu tả phong cảnh từ bài văn trên? - Sử dụng nhiều giác quan để quan sát, cảm nhận cảnh vật. - Sử dụng nhiều hình ảnh so sánh để làm nổi bật đặc điểm từng cảnh vật. - ? Phương pháp: Em dựa vào kiến thức được rút ra thông qua cách miêu tả phong cảnh ở bài văn trên để trả lời câu hỏi. Lời giải: Từ cách miêu tả phong cảnh từ bài văn trên, em học được cách miêu tả phong cảnh như sau: + Sử dụng nhiều giác quan để quan sát, cảm nhận cảnh vật. + Sử dụng nhiều hình ảnh so sánh để làm nổi bật đặc điểm từng cảnh vật. + Miêu tả theo một trình tự nhất định, rõ ràng, mạch lạc. + Lựa chọn từ ngữ miêu tả gợi hình, gợi cảm, giàu sức biểu cảm, gợi tả. Câu 3 trang 54 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 KNTT: So sánh trình tự miêu tả của bài Bốn mùa trong ánh nước với bài Đà Lạt. Phương pháp: Em dựa vào hai bài đọc Bốn mùa trong ánh nước và Đà Lạt để trả lời câu hỏi. Lời giải: Trình tự miêu tả của bài Bốn mùa trong ánh nước: Tả lần lượt từng phần, từng mùa của cảnh vật (theo trình tự thời gian). Cùng là một cảnh vật nhưng mỗi phần, mỗi mùa khác nhau thì lại có cách tả vẻ đẹp khác nhau. Khi đọc mỗi đoạn văn, mỗi phần tả, người đọc vẫn hiểu được trọn vẹn vẻ đẹp, nội dung miêu tả về đặc điểm ấy, song chỉ là một phần. Trình tự miêu tả của bài Đà Lạt: Tả từng vẻ đẹp của phong cảnh (vị trí địa lí, khí hậu, cảnh vật, vườn hoa, vườn rau,…). Mỗi vẻ đẹp đều là vẻ đẹp của Đà Lạt. Song có tính logic cực cao, cần phải đọc tất cả bài văn hoặc nhiều đoạn văn mới có thể hiểu rõ được nội dung miêu tả - ghi nhớ các bộ phận, từng vẻ đẹp được tả để rút ra kết luận chung về vẻ đẹp của Đà Lạt. Ghi nhớ Ngoài cách tả lần lượt từng phần, từng vẻ đẹp của phong cảnh, có thể tả phong cảnh theo trình tự thời gian (theo các mùa trong năm, theo các buổi trong ngày, theo sự đổi thay của cảnh qua năm tháng,...) hoặc phối hợp cả hai cách để miêu tả. Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Bài 10: Kì diệu rừng xanh - Tuần 5
|
Giải SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức tập 1 Bài 10 Đọc mở rộng trang 54, 55. Đọc sách báo khoa học viết về động vật hoang dã. Ghi chép những thông tin quan trọng về một số động vật có tên trong Sách đỏ Việt Nam.
Giải SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức tập 1 Bài 11 Đọc Hang Sơn Đoòng - Những điều kì thú trang 56, 57. Quá trình hình thành hang Sơn Đoòng được giới thiệu như thế nào? Nêu những điều đặc biệt của hệ sinh thái trong hang Sơn Đoòng.
Giải SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức tập 1 Bài 11 Luyện tập về từ đồng nghĩa trang 58. Viết đoạn văn (4 – 5 câu) về một cảnh đẹp thiên nhiên, có sử dụng 2 – 3 từ đồng nghĩa.
Giải SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức tập 1 Bài 11 Viết mở bài và kết bài cho bài văn tả phong cảnh trang 59. So sánh các cách mở bài và kết bài dưới đây. Em thích cách viết nào hơn? Vì sao? Trao đổi về cách viết mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng cho bài văn tả phong cảnh.