Bài 1.12 trang 5 Sách bài tập (SBT) Hóa học 11 Nâng caoGiải bài 1.12 trang 5 Sách bài tập (SBT) Hóa học 11 Nâng cao. Có một dung dịch axit axeton ( chất điện li yếu ). Nếu hòa tan vào dung dịch đó một ít tinh thể natri axeton ( chất điện li mạnh ) Có một dung dịch axit axeton \(C{H_3}{\rm{COO}}H\)( chất điện li yếu ). Nếu hòa tan vào dung dịch đó một ít tinh thể natri axeton \(C{H_3}{\rm{COONa}}\) ( chất điện li mạnh ), thì nồng độ ion \({H^ + }\) có thay đổi không, nếu có thì thay đổi thế nào ? Giải thích. Giải : Sự phân li chất điện li yếu là một quá trình thuận nghịch dẫn đến cân bằng động ( cân bằng điện li). Cân bằng điện li cũng có hằng số cân bằng K và tuân theo nguyên lí Lơ Sa-tơ-li-ê. \(C{H_3}{\rm{COOH}} \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over {\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} {{\rm{H}}^ + } + C{H_3}{\rm{CO}}{{\rm{O}}^ - };\,\,\,\)\(K = {{\left[ {{H^ + }} \right]\left[ {C{H_3}{\rm{CO}}{{\rm{O}}^ - }} \right]} \over {\left[ {C{H_3}{\rm{COOH}}} \right]}}\) Khi hòa tan chất điện li mạnh natri axetat vào sung dịch thì nồng độ \(C{H_3}{\rm{CO}}{{\rm{O}}^ - }\) tăng lên do sự phân li : \(C{H_3}{\rm{COONa}} \to {\rm{N}}{{\rm{a}}^ + } + C{H_3}{\rm{CO}}{{\rm{O}}^ - }\) Vì vậy, nồng độ \({H^ + }\) giảm xuống để biểu thức tính K có giá trị không đổi. Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Bài 2: Phân loại các chất điện li
|
Giải bài 1.13 trang 5 Sách bài tập (SBT) Hóa học 11 Nâng cao. Trong 1 ml dung dịch axit nitrơ ở nhiệt độ nhất định có phân tử
Giải bài 1.14 trang 5 Sách bài tập (SBT) Hóa học 11 Nâng cao. Dung dịch axit axetic 0,6% có khối lượng xấp xỉ 1g/ml. Độ điện li của axit axetic trong điều kiện này là 1,0%.
Giải bài 1.15 trang 5 Sách bài tập (SBT) Hóa học 11 Nâng cao. Khi nói “ axit fomic (HCOOH) mạnh hơn axit axetic ” có nghĩa là
Giải bài 1.16 trang 6 Sách bài tập (SBT) Hóa học 11 Nâng cao. Viết phương trình điện li của các axit mạnh HI và ; của các axit yếu