Bài 1.48 trang 14 Sách bài tập (SBT) Vật lí 11 Nâng caoGiải bài 1.48 trang 14 Sách bài tập (SBT) Vật lí 11 Nâng cao. Cho hai tấm kim loại phẳng rộng, đặt nằm ngang, song song với nhau và cách nhau d = 5 cm. Hiệu điện thế giữa hai tấm đó bằng 50 V. Bài 1.48 trang 14 Sách bài tập (SBT) Vật lí 11 nâng cao Cho hai tấm kim loại phẳng rộng, đặt nằm ngang, song song với nhau và cách nhau d = 5 cm. Hiệu điện thế giữa hai tấm đó bằng 50 V. a, Hỏi điện trường và các đường sức điện trường ở bên trong hai tấm kim loại có gì đáng chú ý ? Tính cường độ điện trường trong khoảng không gian đó. b, Một electron có vận tốc ban đầu rất nhỏ chuyển động từ tấm tích điện âm về phía tấm tích điện dương. Hỏi khi tới tấm tích điện dương thì electron nhận được một năng lượng bằng bao nhiêu ? Tính vận tốc của electron lúc đó. Giải : a, Điện trường ở bên trong hai tấm kim loại là điện trường đều: \(E = {U \over d} = 1000V/m\) b, Năng lượng mà electron nhận được \(A = eU = {8.10^{ - 18}}J.\) \(eU = {{m{v^2}} \over 2}\) Rút ra: \(v = \sqrt {{{2eU} \over m}} = 4,{2.10^6}m/s.\) Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
CHƯƠNG I: ĐIỆN TÍCH. ĐIỆN TRƯỜNG
|
Giải bài 1.49 trang 15 Sách bài tập (SBT) Vật lí 11 Nâng cao. Vecto cường độ điện trường song song với cạnh huyền BC của tam giác vuông ABC và có chiều từ B đến C.
Giải bài 1.50 trang 15 Sách bài tập (SBT) Vật lí 11 Nâng cao. Một chiếc đũa thủy tinh nhiễm điện có thể hút những mẩu giấy. Hỏi những mẩu giấy vụn có bị hút không nếu dùng một lá kim loại mỏng
Giải bài 1.51 trang 15 Sách bài tập (SBT) Vật lí 11 Nâng cao. Cho hai quả cầu kim loại bán kính bằng nhau, tích điện cùng dấu, tiếp xúc với nhau. Các điện tích phân bố như thế nào trên hai quả cầu đó nếu một trong hai quả cầu là rỗng ?
Giải bài 1.52 trang 15 Sách bài tập (SBT) Vật lí 11 Nâng cao. Có hai quả cầu kim loại nhỏ tích điện nằm cách nhau 2,5 m trong không khí.