Loigiaihay.com 2024

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Bài 15.8 trang 38 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 11

Dòng điện trong chất khí được tạo thành bởi những loại hạt tải điện nào ? Các loại hạt tải điện này chuyển động như thế nào trong điện trường giữa hai điện cực anôt và catôt của ống phóng điện ? Nêu kết luận về bản chất dòng điện trong chất khí.

Dòng điện trong chất khí được tạo thành bởi những loại hạt tải điện nào ? Các loại hạt tải điện này chuyển động như thế nào trong điện trường giữa hai điện cực anôt và catôt của ống phóng điện ? Nêu kết luận về bản chất dòng điện trong chất khí.

Trả lời:

Xem mục III, Bài 15, SGK Vật lí 11.

Dòng điện trong chất khí được tạo thành bởi các loại hạt tải điện gồm các êlectron tự do, các ion dương và ion âm.

Đặt một hiệu điện thế vào hai điện cực của một ống phóng điện có chứa chất khí đã bị ion hoá. Khi đó các hạt tải điện có sẵn trong ống bị điện trường giữa anôt và catôt tác dụng, nên ngoài chuyển động nhiệt hỗn loạn, chúng còn có thêm chuyển động định hướng : các êlectron và các ion âm chuyển động ngược hướng điện trường bay tới anôt, các ion dương chuyên động theo hướng điện trường-bay về catôt. Chính các dòng hạt tải điện chuyển động định hướng này đã đồng thời góp phần tạo thành dòng điện trong chất khí.

Như vậy, bản chất dòng điện trong chất khí là dòng các êlectron cùng với các ion âm chuyển động ngược hướng điện trường và dòng ion dương chuyển động theo hướng điện trường.

 Sachbaitap.com

Xem lời giải SGK - Vật lí 11 - Xem ngay

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.

  • Bài 16.1 trang 38, 39 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 11

    Bài 16.1 trang 38, 39 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 11

    Câu nào dưới đây nói về điều kiện để có dòng điện chạy qua đèn điôt chân không là đúng ?

  • Bài 16.5 trang 39 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 11

    Bài 16.5 trang 39 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 11

    Tại sao khi hiệu điện thế UAK giữa anôt A và catôt K của đèn điôt chân không có giá trị âm và nhỏ, thì cường độ dòng điện IA chạy qua điôt này lại có giá trị khác không và khá nhỏ ?

  • Bài 16.2, 16.3, 16.4 trang 39 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 11

    Bài 16.2, 16.3, 16.4 trang 39 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 11

    Câu nào dưới đây nói về mối liên hệ của cường độ dòng điện IA chạy qua đèn điôt chân không với hiệu điện thế UAK giữa anôt A và catôt K là không đúng ? A. Khi catôt K không bị nung nóng, thì IA = 0 với mọi giá trị của UAK. B. Khi catôt bị nung nóng ở nhiệt độ cao, thì IA 0 với mọi giá trị của UAK. C. Khi catot bị nung nóng ở nhiệt độ cao, thì IA tăng theo mọi giá trị dương của UAK. D. Khi catôt bị nung nóng ở nhiệt độ cao và tăng dần UAK từ 0 đến một giá trị dương Ubh thì IA sẽ tăng dần tớ

  • Bài 16.10 trang 40 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 11

    Bài 16.10 trang 40 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 11

    Xác định vận tốc chuỵển động nhiệt u của êlectron khi nó vừa bay ra khỏi catôt ở nhiệt độ T = 2000 K trong đèn điôt chân không.