Bài 16-17.3 trang 42 Sách bài tập (SBT) Vật lý 9Cho hai điện trở R1 và R2. Hãy chứng minh rằng: Cho hai điện trở R1 và R2. Hãy chứng minh rằng: a. Khi cho dòng điện chạy qua đoạn mạch gồm R1 và R2 mắc nối tiếp thì nhiệt lượng tỏa ra ở mỗi điện trở này tỉ lệ thuận với các điện trở đó: \({{{Q_1}} \over {{Q_2}}} = {{{R_1}} \over {{R_2}}}\) b. Khi cho dòng điện chạy qua đoạn mạch gồm R1 và R2 mắc song song thì nhiệt lượng tỏa ra ở mỗi điện trở này tỉ lệ nghịch với các điện trở đó: \({{{Q_1}} \over {{Q_2}}} = {{{R_2}} \over {{R_1}}}\) Trả lời: a) Vì R1 và R2 mắc nối tiếp nên chúng có cùng cường độ dòng điện chạy qua. Gọi nhiệt lượng tỏa ra ở các điện trở này tương ứng là Q1 và Q2. Ta có: \({{{Q_1}} \over {{Q_2}}} = {{I_1^2{R_1}{t_1}} \over {I_2^2{R_2}{t_2}}}\) vì I1 = I2 (R1 nối tiếp với R2) và t1 = t2 suy ra \({{{Q_1}} \over {{Q_2}}} = {{{R_1}} \over {{R_2}}}\) b) Vì R1 và R2 mắc song song với nhau nên hiệu điện thế U giữa hai đầu của chúng là như nhau: Ta có: \({{{Q_1}} \over {{Q_2}}} = {{U_1^2{R_2}{t_1}} \over {U_2^2{R_1}{t_2}}}\) vì U1 = U2 (R1 // R2) và t1 = t2, suy ra \({{{Q_1}} \over {{Q_2}}} = {{{R_2}} \over {{R_1}}}\)
Xem lời giải SGK - Vật lí 9 - Xem ngay >> Học trực tuyến lớp 9 & lộ trình Up 10! trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều), theo lộ trình 3: Nền Tảng, Luyện Thi, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả. |
Một đoạn mạch gồm hai dây dẫn mắc nối tiếp, một dây bằng nikêlin dài 1m có tiết diện 1mm2 và dây kia bằng sắt dài 2m có tiết diện 0,5mm2. Khi cho dòng điện chạy qua đoạn mạch này trong cùng một thời gian thì dây nào tỏa ra nhiều nhiệt lượng hơn?
Một dây dẫn có điện trở 176Ω được mắc vào hiệu điện thế 220V. Tính nhiệt lượng do dây tỏa ra trong 30 phút theo đơn vị Jun và đơn vị calo.
Tính hiệu suất của bếp điện, biết nhiệt dung riêng của nước là c=4200J/kg.K
Đặt một hiệu điện thế U vào hai đầu của một biến trở R thì cường độ dòng điện chạy qua là I. Công thức nào dưới đây không phải là công thức tính nhiệt lượng toả ra trên dây dẫn trong thời gian t?