Loigiaihay.com 2024

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Bài 19-20.11 trang 49 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 11

Một khung dây dẫn hình chữ nhật, kích thước 30 cm x 20 cm, được đặt trong một từ trường đều có phương vuông góc với mặt phẳng của khung dây và có cảm ứng từ là 0,10 T. Cho dòng điện cường độ 5,0 A chạy qua khung dây dẫn này.

Một khung dây dẫn hình chữ nhật, kích thước 30 cm x 20 cm, được đặt trong một từ trường đều có phương vuông góc với mặt phẳng của khung dây và có cảm ứng từ là 0,10 T. Cho dòng điện cường độ 5,0 A chạy qua khung dây dẫn này. Xác định :

a) Lực từ tác dụng lên mỗi cạnh của khung dây'dẫn. 

b) Lực từ tổng hợp tác dụng lên khung dây dẫn.

Trả lời:

a) Áp dụng công thức F = Bilsinα ( với α = π/2, sinα =1) và quy tắc bàn tay trái để xác định độ lớn và hướng của lực từ tác dụng lên mỗi cạnh của khung dây dẫn(Hình 19-20.2G). Từ đó, ta suy ra :

- Lực từ tác dụng lên mỗi cạnh l1 = 30 cm :

\(\overrightarrow {{F_2}} = - \overrightarrow {{F_1}} \Rightarrow \overrightarrow {{F_1}} + \overrightarrow {{F_2}} = \overrightarrow 0 \)

Có độ lớn F1 = F2 = BIl1 = 0,10.5,0.0,30 = 0,15N.

 

- Lực từ tác dụng lên mỗi cạnh l2 = 20 cm :

\(\overrightarrow {{F_4}} = - \overrightarrow {{F_3}} \Rightarrow \overrightarrow {{F_3}} + \overrightarrow {{F_4}} = \overrightarrow 0 \)

Có độ lớn F3 = F4 = Bil2 = 0,10.5,0.0,20 = 0,10N.

 b) Lực từ tổng hợp tác dụng lên khung dây dẫn có giá trị bằng :

 \(\overrightarrow F = \overrightarrow {{F_1}} + \overrightarrow {{F_2}} + \overrightarrow {{F_3}} + \overrightarrow {{F_4}} = \overrightarrow 0 \)


(vì mỗi cặp lực từ tác dụng lên hai cạnh đối diện của khung dây dẫn có hợp lực bằng không \(\overrightarrow {{F_1}} + \overrightarrow {{F_2}} = \overrightarrow 0 \) và  \(\overrightarrow {{F_3}} + \overrightarrow {{F_4}} = \overrightarrow 0 \) ).

Sachbaitap.com

Xem lời giải SGK - Vật lí 11 - Xem ngay

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.

  • Bài 19-20.9 trang 49 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 11

    Bài 19-20.9 trang 49 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 11

    Một đoạn dây dẫn đặt trong một từ trường đéu có cảm ứng từ 0,35 T. Khi dòng điện cường độ 14,5 A chạy qua đoạn dây dẫn, thì đoạn dây dẫn này bị tác dụng một lực từ bằng 1,65 N. Nếu hướng của dòng điện hợp với hướng của từ trường một góc 30° thì độ dài của đoạn dây dẫn bằng bao nhiêu ?

  • Bài 19-20.7 trang 49 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 11

    Bài 19-20.7 trang 49 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 11

    Một đoạn dây dẫn thẳng dài 128 cm được đặt vuông góc với các đường sức từ trong một từ trường đểu có cảm ứng từ 0,83 T. Xác định lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn khi dòng điện chạy qua đoạn dây dẫn này có cường độ 18 A.

  • Bài 19-20.12* trang 49,50 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 11

    Bài 19-20.12* trang 49,50 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 11

    Một thanh kim loại MN dài l = 4,0 cm và khối lượng m = 4,0 g được treo thẳng ngang bằng hai dây kim loại cứng song song cùng độ dài AM và CN trong từ trường đều. Cảm ứng từ của từ trường này có có độ lớn B = 0,10 T, hướng vuông góc với thanh MN và chếch lên phía trên hợp với phương thẳng đứng một góc α. Lúc đầu, hai dây treo AM và CN nằm trong mặt phẳng thẳng đứng. Sau đó, cho dòng điện cường độ I = 10 A chạy qua thanh MN. Lấy g ≈ 10 m/s2. Xác định góc lệch γ của mặt phẳng chứa hai dây treo AM

  • Bài 19-20.10 trang 49 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 11

    Bài 19-20.10 trang 49 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 11

    Hai dòng điện I1 và I2 chạy trong hai dây dẫn thẳng, đồng phẳng và trực giao nhau. Xác định hướng của lực từ do dòng điện I1 tác dụng lên dòng điện I2 trong hai trường hợp (a) và (b) trên Hình 19-20.3.