Bài 19 Viết đoạn văn giới thiệu nhân vật trong một cuốn sách trang 101 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức tập 1Giải SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức tập 1 Bài 19 Viết đoạn văn giới thiệu nhân vật trong một cuốn sách trang 101. Đề bài: Viết đoạn văn giới thiệu một nhân vật trong cuốn sách em đã đọc. Đề bài: Viết đoạn văn giới thiệu một nhân vật trong cuốn sách em đã đọc. Câu 1 trang 101 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 KNTT: Dựa vào kết quả tìm ý trong hoạt động Viết ở Bài 18, viết đoạn văn giới thiệu nhân vật trong cuốn sách mà em đã đọc. Lưu ý: - Tập trung giới thiệu những đặc điểm nổi bật của nhân vật. Ví dụ: Ma-ri-a rất ưa quan sát. Hồi 6 tuổi, mỗi khi gia nhân bưng trà lên, cô lại để ý sự chuyển động của tách đựng trà trên đĩa. Là người luôn say mê khám phá, Ma-ri-a làm đi làm lại thí nghiệm để giải thích cho điều kì lạ cô đã thấy. Cuối cùng, cô đã phát hiện ra: Khi giữa tách trà và đĩa có một chút nước thì tách trà sẽ đứng yên. (Hoàng Hà Thu) - Thể hiện tình cảm, cảm xúc đối với nhân vật, qua đó khích lệ mọi người cùng tìm đọc cuốn sách. Ví dụ: Đọc cuốn Những tấm lòng cao cả của A-mi-xi, tôi vô cùng cảm phục thầy Cơ-rô-xét-ti. Sau rất nhiều năm, thầy vẫn nhớ tên, nhớ tính nết, nhớ chỗ ngồi của học trò và còn giữ được cả bài viết của học trò ngày ấy. (Vũ Anh Tú) Phương pháp: Em dựa vào kết quả tìm ý trong hoạt động Viết ở Bài 18 và gợi ý, viết đoạn văn giới thiệu nhân vật trong cuốn sách mà em đã đọc. Lời giải: Đọc cuốn truyện Cây khế, là truyện dân gian Việt Nam, em không khỏi thán phục trước nhân vật người em. Bản tính hiền lành, chất phác, luôn biết nhường nhịn mà không tranh giành, cãi vã với người anh về tài sản thừa kế cha mẹ để lại. Người em chỉ có một túp lều lụp xụp, trước nhà có một cây khế ngọt. Không vì thế mà nản chí, người em thật thà cố gắng chăm sóc cây khế để mưu sinh. Quả người tốt không bị phụ lòng, người em đã được chim thần thử lòng, dẫn tới nơi có vàng bạc châu báu, vinh hoa phú quý. Em tin chắc rằng sống tốt thì sẽ gặp được điều thiện. Câu 2 trang 101 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 KNTT: Đọc soát và chỉnh sửa. - Bố cục đoạn văn - Cách dùng từ, viết câu - Nội dung giới thiệu - Dẫn chứng minh hoạ Phương pháp: Em tiến hành đọc soát và chỉnh sửa dựa vào gợi ý. Lời giải: Em đọc soát và chỉnh sửa. * Vận dụng Chia sẻ với người thân nội dung em đã viết ở đoạn văn giới thiệu nhân vật trong một cuốn sách. Lời giải: Trong cuốn sách Dế Mèn phiêu lưu kí của nhà văn Tô Hoài, Dế Mèn là nhân vật chính, được khắc họa vô cùng sinh động, chân thực. Nhà văn đã khắc họa nhân vật qua nhiều phương diện từ ngoại hình, tính cách đến hành động, lời nói. Ở đoạn mở đầu, Dế Mèn tự giới thiệu về ngoại hình của bản thân một cách đầy tự hào. Do ăn uống điều độ, làm việc có chừng mực nên Dế Mèn rất chóng lớn, chẳng bao lâu đã trở thành một chàng dế thanh niên khỏe mạnh, cường tráng. Từng bộ phận trên cơ thể của Dế Mèn được miêu tả vô cùng chi tiết. Đôi càng thì “mẫm bóng” cùng “những cái móng vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt”. Thân hình “rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn”. Đầu “to ra và nổi từng tảng, rất bướng”. Hai cái răng thì đen nhánh và “lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc” cùng với sợi râu “dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng”. Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa, từ đó, hình ảnh Dế Mèn hiện lên giống như một con người vậy. Bên cạnh ngoại hình, hành động và lời nói của Dế Mèn cũng được miêu tả cụ thể để làm nổi bật lên tính cách. Để thử sự lợi hại của những chiếc móng, Dế Mèn đã “co cẳng lên đạp phanh phách vào các ngọn cỏ”. Cậu đã tự nhận xét về bản thân: “Cứ chốc chốc tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu”, “thỉnh thoảng, tôi ngứa chân đá một cái”. Dế Mèn có tính cách kiêu căng, ngạo mạn. Dế Mèn là một nhân vật trong truyện đồng thoại, vừa mang đặc điểm của loài vật, vừa mang những đặc điểm của con người. Qua nhân vật này, Tô Hoài cũng muốn gửi gắm bài học ý nghĩa cho bạn đọc. Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Bài 19: Trải nghiệm để sáng tạo - Tuần 11
|
Giải SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức tập 1 Bài 20 Đọc Khổ luyện thành tài trang 102, 103. Những ngày đầu tiên đi học vẽ, vì sao Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi cảm thấy chán nản? Em học hỏi được điều gì từ câu chuyện của Lê-ô-nác-đô?
Giải SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức tập 1 Bài 20 Viết: Đánh giá, chỉnh sửa đoạn văn giới thiệu nhân vật trong một cuốn sách trang 104. Viết lại một số câu trong bài viết của em cho đúng hơn hoặc hay hơn.
Giải SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức tập 1 Bài 20 Nói và nghe: Cuốn sách tôi yêu trang 104. Chia sẻ với người thân về cuốn sách mà em đã thảo luận cùng bạn bè ở lớp.