Bài 19 Viết đoạn văn nêu ý kiến tán thành một sự việc, hiện tượng (Bài viết số 1) trang 100 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức tập 2Giải SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức tập 2 Bài 19 Viết đoạn văn nêu ý kiến tán thành một sự việc, hiện tượng (Bài viết số 1) trang 100. Đề 2: Viết đoạn văn nêu ý kiến tán thành việc phát triển hoạt động thể dục, thể thao trong nhà trường. Chọn 1 trong 2 đề dưới đây: Đề 1: Viết đoạn văn nêu ý kiến tán thành việc lập Câu lạc bộ Đọc sách. Đề 2: Viết đoạn văn nêu ý kiến tán thành việc phát triển hoạt động thể dục, thể thao trong nhà trường. Câu 1 trang 100 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 KNTT Dựa vào các ý tìm được được trong hoạt động Viết ở Bài 18, viết đoạn văn theo yêu cầu của đề bài đã chọn. Lưu ý - Ý kiến tán thành cần được trình bày rõ ràng. - Để thuyết phục người đọc, cần lựa chọn những lí do và dẫn chứng tiêu biểu. Phương pháp: Em dựa vào các ý tìm được được trong hoạt động Viết ở Bài 18, viết đoạn văn theo yêu cầu của đề bài đã chọn. Lời giải: * Đề 1: Viết đoạn văn nêu ý kiến tán thành việc lập Câu lạc bộ Đọc sách. Trường em sắp thành lập Câu lạc bộ Đọc sách, em hoàn toàn tán thành với kế hoạch này. Lí do thứ nhất vì các bạn học sinh hiện nay không có thói quen đọc sách nhiều. Các bạn trong lớp của em hầu như đều nói, thời gian rảnh sẽ dành cho xem tivi, điện thoại và chơi trò chơi điện tử. Hầu như các bạn không hứng thú với việc cầm một cuốn sách để đọc và nghiền ngẫm. Lí do thứ hai vì tri thức trong sách có rất nhiều, con người phải đọc sách thì mới có thể học và biết thêm được. Đó cũng là lí do vì sao nên mua sách xuất bản thay vì sách in, sách trên mạng. Các thông tin xuất bản được chứng thực và đảm bảo tính đúng đắn hơn là các nội dung trôi nổi trên in-tơ-nét. Đọc kiến thức đúng giúp con người hiểu đúng, biết nhiều hơn. Lí do thứ ba vì từ đọc sách, sẽ có thêm nhiều câu chuyện, nhiều chủ đề thảo luận, nói chuyện cho các bạn học sinh. Thay vì các chủ đề phiếm, những nội dung dù vui nhưng không lịch sự, thiếu văn hoá vẫn dễ lan truyền trong cộng đồng người trẻ tuổi – sách sẽ mang lại nhiều nội dung để chia sẻ, lan toả cho nhau ý nghĩa hơn. Suy cho cùng, em thấy việc thành lập Câu lạc bộ Đọc sách là hợp lí, mang lại nhiều chuyển biến tích cực cho học sinh trong trường. Hi vọng câu lạc bộ Đọc sách sẽ sớm được thành lập trong thời gian gần đây. * Đề 2: Viết đoạn văn nêu ý kiến tán thành việc phát triển hoạt động thể dục, thể thao trong nhà trường. Việc phát triển hoạt động thể dục thể thao trong nhà trường là một ý kiến hay, em đồng tình và ủng hộ kế hoạch này được thực hiện. Lí do thứ nhất, thể dục thể thao giúp tăng cường, rèn luyện sức khoẻ; tinh thần lạc quan, thoải mái. Điều này chứng minh qua những giờ học thể chất, hầu như bạn nào cũng rất mong muốn được ra khỏi bàn học, vận động tay chân cho thoải mái. Trong giờ thể chất, chúng em dù có mất trật tự, dù có hiếu động nhưng đó là biểu hiện của sự thoải mái, vui vẻ. Lí do thứ hai, nhà trường chủ yếu đề cao chú trọng hoạt động học tập, coi nhẹ các hoạt động thể dục thể thao, thậm chí coi nhẹ môn Giáo dục Thể chất. Em từng nghe các bạn nói không sợ môn thể chất vì kiểu gì cũng có thể dễ dàng thi và thi đạt. Nhiều bạn trong giờ thể dục toàn trường cũng không chịu tập, bỏ bê và coi như tập thể dục rất mệt mỏi, không mang lại lợi ích gì. Song, khi hiểu rõ tác dụng của thể dục thể thao, em nghĩ việc vận động sẽ được tích cực hơn, mọi người cùng tôn trọng giáo dục thể chất thì học sinh cũng sẽ hiểu đúng về hoạt động bổ ích này. Tóm lại, nếu việc phát triển hoạt động thể dục thể thao trong nhà trường được thực hiện, em nghĩ sẽ được phần đông các bạn ủng hộ và mong muốn tham gia, thực hiện. Câu 2 trang 100 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 KNTT: Đọc soát và chỉnh sửa lỗi (nếu có). - Lỗi về bố cục - Lỗi về nội dung - Lỗi dùng từ, viết câu, chính tả,... Phương pháp: Em đọc soát và chỉnh sửa lỗi (nếu có). Lời giải: Em đọc soát và chỉnh sửa lỗi (nếu có). * Vận dụng Tìm đọc sách báo viết về những thầy thuốc nổi tiếng của Việt Nam. Phương pháp: Em tìm đọc sách báo viết về những thầy thuốc nổi tiếng của Việt Nam. Lời giải: Sách báo viết về những thầy thuốc nổi tiếng của Việt Nam: * Danh y Hải Thượng Lãn Ông: Hải Thượng Lãn Ông tên thật là Lê Hữu Trác ( 1720 – 1791). Ông sinh ra tại thôn Văn Xá, làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, tỉnh Hải Dương. Ông sinh ra trong một gia đình có truyền thống hiếu học: Ông nội, các chú các bác đều đỗ Tiến sĩ và làm quan trong triều.Thân sinh của ông từng đỗ Đệ tam giáp Tiến sĩ, làm Thị lang Bộ Công triều Lê Dụ Tông. Ông là người con thứ 7 nên còn được gọi với tên là cậu Chiêu Bảy. Ông là nhà Y học lớn, nhà Văn hóa lớn của nước ta, là tác giả của pho sách trứ danh Lãn Ông Tâm Lĩnh hay Hải Thượng y tông Tâm Lĩnh. gồm 28 tập, 66 quyển bao gồm đủ các mặt về y học: Y đức, Y lý, Y thuật, Dược, Di dưỡng. Phần quan trọng nữa của bộ sách phản ánh sự nghiệp văn học và tư tưởng của Hải Thượng Lãn ông. Sự nghiệp Y học của Hải Thượng Lãn Ông đã góp phần to lớn xây dựng nền Y học dân tộc nước nhà, nên được suy tôn là Đại y tôn Việt Nam. * Giáo sư Hồ Đắc Di: Giáo sư Hồ Đắc Di (1900 - 1984), sang Pháp du học (1918-1932), đỗ bác sĩ nội trú. Ở đây Hồ Đắc Di làm phẫu thuật một thời gian ở bệnh viện Tenon, rồi về nước. … Trong luận án tốt nghiệp bác sĩ y khoa làm tại Paris, Giáo sư Hồ Đắc Di là người đầu tiên sáng tạo một phương pháp mổ dạ dày (nối thông dạ dày-tá tràng) để điều trị chứng hẹp môn vị do bệnh loét dạ dày- tá tràng gây ra, thay thế cho phương pháp cắt bỏ dạ dày vẫn dùng trước đó, được nhiều sách giáo khoa, nhiều công tình nhắc đến và thừa nhận giá trị trong suốt 30-40 năm. Theo sử sách ngành Y Việt Nam ghi nhận, với 21 công trình hiện tìm được trong 37 công trình đã công bố, Ông là nhà phẫu thuật đầu tiên, xứng đáng được hội đồng giáo sư (toàn người Pháp) đánh giá cao và được bầu chọn là giáo sư người Việt đầu tiên. Ông là Đại biểu Quốc hội từ khóa 2 đến khóa 5, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội các khóa 2,3,4, Hiệu trưởng Trường đại học Y Hà Nội, Tổng giám đốc Đại học vụ Việt Nam, Giám đốc Vụ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Ủy viên Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước, Chủ tịch Hội Hữu Nghị Việt-Pháp, Ủy viên Ủy ban Trung ương mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam, Huân chương Độc lập hạng nhất, Huân chương Kháng chiến hạng nhất và hai hạng ba, Huân chương Lao Động hạng nhất và hạng hai, Huy chương Vì thế hệ trẻ, Chiến sĩ thi đua toàn quốc nǎm 1952 và 1956. Giáo sư Hồ Đắc Di đã được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh. Ông từ trần ngày 25-6-1984. Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Bài 19: Danh y Tuệ Tĩnh - Tuần 29
|
Giải SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức tập 2 Bài 20 Cụ Đồ Chiểu trang 101, 102. Dựa vào đoạn mở đầu và những hiểu biết của em, hãy nói 2 – 3 câu giới thiệu về Nguyễn Đình Chiểu. Vì sao Nguyễn Đình Chiểu được nhân dân Lục tỉnh gọi bằng cái tên thân mật “cụ Đồ Chiểu”?
Giải SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức tập 2 Bài 20 Đánh giá, chỉnh sửa đoạn văn nêu ý kiến tán thành một sự vật, hiện tượng trang 103, 104.Chỉnh sửa bài viết. Viết lại một số câu trong đoạn văn của em cho đúng hoặc hay hơn theo gợi ý dưới đây
Giải SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức tập 2 Bài 20 Nói và nghe: Đền ơn đáp nghĩa trang 104, 105. Trao đổi với người thân về ý nghĩa của ngày Thương binh, liệt sĩ (27 tháng 7).