Bài 2 Bài văn kể chuyện sáng tạo trang 90 SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo tập 1Giải SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo tập 1 Bài 2 Viết: Bài văn kể chuyện sáng tạo trang 90, 91. Cùng bạn trao đổi: a. Nếu viết đoạn văn kể một sự việc trong câu chuyện “Ba lưỡi rìu”, em sẽ chọn kể sự việc nào? Câu 1 (trang 90 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Đọc và xác định các phần mở đầu, diễn biến, kết thúc của truyện sau dựa vào gợi ý: Ba lưỡi rìu Ngày xưa có một anh tiều phu rất nghèo. Gia tài của anh chỉ có một chiếc rìu sắt. Sáng ấy, như thường lệ, anh vác rìu vào rừng kiếm củi. Vừa chặt được vài nhát thì rìu gãy cán, lưỡi rìu văng xuống sông. Anh tiểu phu buồn rầu: “Ta chỉ có một chiếc rìu để kiếm sống, giờ đã mất. Ta biết sống sao đây!". Nghe lời than của anh tiều phu, tiên ông biến thành một cụ già, hiện lên an ủi: – Con đừng buồn! Ta sẽ giúp con. Nói rồi, cụ già lặn xuống sông. Lần thứ nhất, cụ vớt lên một lưỡi rìu bằng bạc. Cụ già hỏi: – Lưỡi rìu này là của con phải không? – Thưa cụ, lưỡi rìu này không phải của con. Cụ già lại lặn xuống sông. Lần thứ hai, cụ vớt lên một lưỡi rìu bằng vàng và hỏi: – Chắc lưỡi rìu này là của con? – Thưa cụ, lưỡi rìu này cũng không phải của con. Cụ già lại lặn xuống sông lần nữa. Lần thứ ba, cụ vớt lên một lưỡi rìu bằng sắt. Vừa nhìn thấy lưỡi rìu, anh mừng rỡ: – Đây đúng là lưỡi rìu của con! Cụ già từ tốn: – Con là người trung thực! Vì thế phần thưởng của con là cả ba lưỡi rìu này. Nói xong, cụ già biến mất. Từ đó, anh tiều phu sống sung túc. Lời giải: Mở đầu: Giới thiệu anh tiều phu. Diễn biến: - Sự việc 1: Rìu của anh tiều phu bị gãy, lưỡi rìu văng xuống sông. - Sự việc 2: Tiên ông hiện lên và giúp anh tiều phu. - Sự việc 3: Tiên ông vớt lên một cây rìu bằng bạc. Anh tiều phu từ chối. - Sự việc 4: Tiên ông vớt lên một cây rìu bằng vàng. Anh tiều phu từ chối. - Sự việc 5: Tiên ông vớt lên một cây rìu bằng sắt. Anh tiều phu mừng rỡ nhận rìu. Tiên ông tặng cho anh cả ba lưỡi rìu. Kết thúc: Từ đó, anh tiều phu sống sung túc. Câu 2 (trang 91 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Đọc đoạn văn kể lại một sự việc trong câu chuyện “Ba lưỡi rìu” của bạn Hạnh Nguyên và thực hiện yêu cầu: Cụ già lại lặn xuống sông lần thứ ba. Một lát sau, cụ vớt lên một lưỡi rìu bằng sắt. Vừa nhìn thấy lưỡi rìu cũ kĩ, anh mừng rỡ, reo lên: – Thưa cụ, đây đúng là lưỡi rìu của con! Nhìn anh tiều phụ, cụ già thầm nghĩ: “Chàng trai này quả đúng là người thật thà!". Cụ già vuốt chòm râu, mỉm cười hài lòng: – Con là người trung thực! Vì thế, ta thưởng cho con cả ba lưỡi rìu này. Anh tiểu phu cúi xuống, đưa hai tay đón lấy ba lưỡi rìu và cúi đầu cảm ơn ông. Lúc anh ngẩng lên, cụ già đã biến mất. Hạnh Nguyễn a. Bạn Hạnh Nguyên chọn kể sự việc nào? b. Tìm những chi tiết bạn Hạnh Nguyên đã viết thêm vào khi kể sự việc đó. - Tả đặc điểm của người, vật. - Kể hành động, lời nói, ý nghĩ của nhân vật. - Bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật hoặc người kể chuyện. - ? c. Cùng bạn trao đổi: – Những chi tiết viết thêm có tác dụng gì? – Những chi tiết đó có làm thay đổi nội dung, ý nghĩa của câu chuyện hay không? Phương pháp: a. Em đọc kĩ hai câu văn đầu tiên của đoạn văn để tìm câu trả lời. “Cụ già lại lặn xuống sông lần thứ ba. Một lát sau, cụ vớt lên một lưỡi rìu bằng sắt.” b. Em đọc kĩ đoạn văn và so sánh với câu chuyện ban đầu để tìm ra các chi tiết mà bạn Hạnh Nguyên đã viết thêm vào. c. Em suy nghĩ và trao đổi với bạn. Lời giải: a. Bạn Hạnh Nguyên chọn kể sự việc 5. b. - Tả đặc điểm của người, vật: lưỡi rìu cũ kĩ. - Kể hành động, lời nói, ý nghĩ của nhân vật: + Thưa cụ + Cụ già vuốt chòm râu, mỉm cười hài lòng. + Nhìn anh tiều phụ, cụ già thầm nghĩ: “Chàng trai này quả đúng là người thật thà!". + Anh tiểu phu cúi xuống, đưa hai tay đón lấy ba lưỡi rìu và cúi đầu cảm ơn ông. Lúc anh ngẩng lên, cụ già đã biến mất. - Bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật hoặc người kể chuyện: reo lên c. – Những chi tiết viết thêm có tác dụng giúp câu chuyện sinh động, hấp dẫn hơn. – Những chi tiết không làm thay đổi nội dung, ý nghĩa của câu chuyện. Ghi nhớ: Viết bài văn kể chuyện sáng tạo là kể câu chuyện trong đó có một (hoặc một số sự việc) của câu chuyện được viết thêm những chi tiết mới như: tả đặc điểm của người, vật; kể lại hành động, lời nói, ý nghĩ của nhân vật; bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật hoặc người kể chuyện ;... nhưng không làm thay đổi nội dung và ý nghĩa của câu chuyện. Những chi tiết thêm vào giúp bài văn sinh động, hấp dẫn hơn. Câu 3 (trang 91 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Cùng bạn trao đổi: a. Nếu viết đoạn văn kể một sự việc trong câu chuyện “Ba lưỡi rìu”, em sẽ chọn kể sự việc nào? b. Khi kể sự việc đó, em sẽ thêm vào những chi tiết nào để đoạn văn sinh động, hấp dẫn hơn? Lời giải: Em trao đổi với bạn. * Vận dụng Đóng vai, nói và đáp lời cảm ơn một người lao động ở trường. - Bác bảo vệ - Cô lao công - ? Phương pháp: Em đóng vai, nói và đáp lời cảm ơn một người lao động ở trường. Gợi ý: Em cảm ơn vì điều gì? Lời giải: - Con cảm ơn bác đã quét dọn sân trường sạch sẽ ạ! - Con thật ngoan! Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Bài 2: Mặn mòi vị muối Bạc Liêu - Tuần 10
|
Giải SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo tập 1 Bài 3 Nụ cười mang tên mùa xuân trang 92, 93. Việc làm của mỗi người trong gia đình bạn nhỏ được tả bằng những từ ngữ, hình ảnh nào? Những việc làm đó gợi cho em suy nghĩ, cảm xúc gì?
Giải SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo tập 1 Bài 3 Luyện từ và câu: Đại từ xưng hô trang 94, 95. Xếp các từ dùng để xưng hô trong đoạn trích sau vào nhóm thích hợp. Các danh từ in đậm trong đoạn văn sau được dùng để làm gì?
Giải SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo tập 1 Bài 3 Tìm ý, lập dàn ý cho bài văn kể chuyện sáng tạo trang 96, 97. Ghi lại một tên gọi trong bài thơ “Nụ cười mang tên mùa xuân" mà em thích và lí do em thích.