Bài 2 trang 5 Sách bài tập (SBT) Sinh 11 - Bài tập có lời giảiTheo một nghiên cứu của Kixenbec ở cây ngô : - Số lượng khí khổng trên (1cm^2)biểu bì dưới là 7684, còn trên (1cm^2)biểu bì trên là 9300. - Tổng diện tích là trung bình (cả hai mặt lá) ở 1 cây là 6100 .(1cm^2) Hãy cho biết : Theo một nghiên cứu của Kixenbec ở cây ngô : - Số lượng khí khổng trên \(1cm^2\) biểu bì dưới là 7684, còn trên \(1cm^2\) biểu bì trên là 9300. - Tổng diện tích là trung bình (cả hai mặt lá) ở 1 cây là 6100 .\(1cm^2\) a) Tổng số khí khổng có ở cây ngô đó là bao nhiêu? Tại sao ở đa số các loài cây, số lượng khí khổng ở biểu bì dưới thường nhiều hơn số lượng khí khổng ở biểu bì trên mà ở ngô thì không như vậy? b) Tỉ lệ diện tích khí khổng trên diện tích lá là bao nhiêu? c) Tại sao tỉ lệ diện tích khí khổng trên diện tích lá rất nhỏ (0,14%) nhưng lượng nước bốc hơi qua khí khổng lại rất lớn (chiếm 80 - 90% lượng nước bốc hơi từ toàn bộ mặt thoáng tự do của lá)? Biết 1 µm= 10 3mm. 1cm = 10mm Lời giải : a) Tổng số khí khổng có ở cây ngô đó là : (7684 + 9300) × 6100 = 103602400 Ở đa số các loài cây, số lượng khí khổng ở biểu bì dưới thường nhiéu hơn số lượng khí khổng ở biểu bì trên mà ở ngô thì không như vậy là vì lá ngô mọc đứng. b) Tỉ lệ diện tích khí khổng trên diện tích lá là : 103602400× (25,6 ×3,3) ×\({10^{ - 3}}\) : (6100 × 102) × 100% = 0,14 % c) Tỉ lệ diện tích khí khổng trên diện tích lá rất nhỏ (0,14%) nhưng lượng nước bốc hơi qua khí khổng lại rất lớn (chiếm 80 - 90% lượng nước bốc hơi từ toàn bộ mặt thoáng của lá) vì các phân tử nước ở mép khí khổng bốc hơi nhanh hơn các phân tử nước ở các vị trí khác (hiệu quả mép). Số lượng khí khổng rất lớn, tuy diện tích khí khổng rất nhỏ đã tạo ra khả năng thoát nước lớn cho cây. (Ta có thể làm một thí nghiệm đơn giản để chứng minh hiệu quả mép như sau : lấy hai chậu nước như nhau, một chậu để nước bốc hơi tự do - bề mặt thoáng rộng ; còn một chậu có miếng bìa đục nhiều lỗ đặt lên trên - bể mặt thoáng hẹp hơn. Sau cùng một thời gian, chậu có miếng bìa sẽ bốc hơi nước nhiểu hơn).
Xem lời giải SGK - Sinh 11 - Xem ngay >> Học trực tuyến Lớp 11 cùng thầy cô giáo giỏi trên Tuyensinh247.com. Bứt phá điểm 9,10 chỉ sau 3 tháng. Cam kết giúp học sinh lớp 11 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả. |
Quan sát hình dưới đây, cho biết có bao nhiêu con đường hấp thụ nước từ đất vào mạch gỗ ? Mô tả mỗi con đường. Hãy nêu vị trí và vai trò của vòng đai Caspari.
Năm 1859, Garô (Gareau) đã thiết kế một dụng cụ đo được lượng hơi nước thoát ra qua hai mặt lá. Sử dụng dụng cụ đó, ông đã đo được lượng hơi nước thoát ra qua hai mặt lá như bảng dưới đây.
a) Hãy phân tích sơ đồ. Mô tả quá trình biến đổi nitơ trong cây.
Lập bảng so sánh các đặc điểm hình thái, giải phẫu, sinh lí, hoá sinh của các nhóm thực vật C3, C4và CAM. Em rút ra nhận xét gì ?