Bài 2.11 trang 15 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10 Nâng caoGiải bài 2.11 trang 15 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10 Nâng cao. Cho hai nguyên tố X và Y ở hai ô liên tiếp trong một chu kì của bảng tuần hoàn và có tổng số proton bằng 27. Bài 2.11 trang 15 SBT Hóa học 10 Nâng cao Cho hai nguyên tố X và Y ở hai ô liên tiếp trong một chu kì của bảng tuần hoàn và có tổng số proton bằng 27. Hãy viết cấu hình electron nguyên tử và xác định vị trí của chúng trong bảng tuần hoàn. Giải Gọi số đơn vị điện tích hạt nhân của nguyên tố X và Z. Nguyên tố Y ở ô kế tiếp với nguyên tố X trong cùng chu kì nên có số đơn vị điện tích hạt nhân là Z + 1. Theo điều kiện đầu bài, ta có \(Z + Z + 1 = 27 \Rightarrow Z = 13.\) Như vậy, nguyên tố X là nhôm, nguyên tố Y là silic (Z = 14). Cấu hình electron nguyên tử của nhôm: \(1{s^2}2{s^2}2{p^6}3{s^2}3{p^1}\). Nhôm ở chu kì 3, nhóm IIIA, ô số 13. Cấu hình electron nguyên tử của silic: \(1{s^2}2{s^2}2{p^6}3{s^2}3{p^2}\). Silic ở chu kì 3, nhóm IVA, ô số 14. Sachbaitap.com
|
Giải bài 2.12 trang 15 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10 Nâng cao. Oxit cao nhất của một nguyên tố nhóm VIA chứa 60% oxi về khối lượng.
Giải bài 2.13 trang 15 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10 Nâng cao. Trong chu kì 2 số electron lớp ngoài cùng thay đổi như thế nào?
Giải bài 2.14 trang 15 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10 Nâng cao. Hãy nêu sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử trong bảng tuần hoàn.
Giải bài 2.15 trang 15 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10 Nâng cao. Cho hai nguyên tố hóa học có cấu hình electron nguyên tử là: