Loigiaihay.com 2025

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Bài 21.12 trang 52 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 11

Hai dây dãn thẳng dài, đặt song song cách nhau 10 cm trong không khí. Dòng điện chạy qua hai dây dẫn theo chiều ngược nhau và có cùng cường độ bằng 5,0 A. Xác định cảm ứng từ tại điểm nằm cách đều hai dây dẫn một đoạn 10 cm.

Hai dây dãn thẳng dài, đặt song song cách nhau 10 cm trong không khí. Dòng điện chạy qua hai dây dẫn theo chiều ngược nhau và có cùng cường độ bằng 5,0 A. Xác định cảm ứng từ tại điểm nằm cách đều hai dây dẫn một đoạn 10 cm.

Trả lời:

Giả sử hai dòng điện I1 và I2 chạy ngược chiều nhau qua hai dây dẫn song song và vuông góc với mặt phẳng Hình 21.1G.

- Tại M : Vectơ cảm ứng từ \(\overrightarrow {{B_1}} \) do dòng điện I1 gây ra có gốc tại M, vuông góc với MC và có chiểu như hình vẽ. Vectơ cảm ứng từ \(\overrightarrow {{B_2}} \)  do dòng điện I2 gây ra có gốc tại M, vuông góc MD và có chiều như hình vẽ.

Nhận xét thấy CMD là tam giác đều có cạnh a và góc (CMD) = 60° , nên góc giữa \(\overrightarrow {{B_1}} \)  và \(\overrightarrow {{B_2}} \)  tại M bằng (\(\overrightarrow {{B_1}} \) M\(\overrightarrow {{B_2}} \) ) = 120°. Hơn nữa,  \(\overrightarrow {{B_1}} \)  và \(\overrightarrow {{B_2}} \)   lại có cùng độ lớn :

 \({B_1} = {B_2} = {2.10^{ - 7}}.{{{I_1}} \over a} = {2.10^{ - 7}}.{{5,0} \over {{{10.10}^{ - 2}}}} = {1,0.10^{ - 5}}T\)

do đó vectơ cảm ứng từ tổng hợp (\(\overrightarrow {{B}} \)  =  (\(\overrightarrow {{B_1}} \) + (\(\overrightarrow {{B_2}} \)  tại M sẽ nằm trùng với đường chéo của hình bình hành và đồng thời còn là hình thoi (vì B1 = B2).

Như vậy, vectơ  sẽ nằm trên đường phân giác của góc (\(\overrightarrow {{B_1}} \) M\(\overrightarrow {{B_2}} \) ), hướng lên trên và có phương vuông góc với đoạn CD. Mặt khác, vì góc (\(\overrightarrow {{B}} \) M\(\overrightarrow {{B_1}} \) )  = (\(\overrightarrow {{B}} \) M\(\overrightarrow {{B_2}} \) )  = 60° nên tam giác tạo bởi (\(\overrightarrow {{B}} \) ,\(\overrightarrow {{B1}} \) ) hoặc (\(\overrightarrow {{B}} \) ,\(\overrightarrow {{B2}} \)) là đều, có các cạnh bằng nhau :

B = B1 = B2 = 1,0.10-5 T

Sachbaitap.com

Xem lời giải SGK - Vật lí 11 - Xem ngay

>> Học trực tuyến Lớp 11 cùng thầy cô giáo giỏi trên Tuyensinh247.com. Bứt phá điểm 9,10 chỉ sau 3 tháng. Cam kết giúp học sinh lớp 11 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

  • Bài 22.1, 22.2, 22.3 trang 52 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 11

    Bài 22.1, 22.2, 22.3 trang 52 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 11

    Câu nào dưới đây nói về lực Lo-ren-xơ là đúng ? A. Là lực tác dụng của từ trường lên dòng điện. B. Là lực tác dụng của từ trường lên hạt điện tích đứng yên. C. Là lực tác dụng của từ trường lên vòng dây dẫn có dòng điện chạy qua. D. Là lực tác dụng của từ trường lên hạt điện tích chuyển động.

  • Bài 22.4 trang 53 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 11

    Bài 22.4 trang 53 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 11

    Hạt prôtôn chuyển động với vận tốc 7,2.104 m/s bay vào trong từ trường đều có cảm ứng từ 1,5.10-2 T theo phương vuông góc với các đường sức từ. Prôtôn có điện tích +l,6.10-19C và khối lượng 1,672.10-27 kg. Xác định bán kính quỹ đạo tròn của hạt prôtôn trong từ trường này.

  • Bài 22.8 trang 53 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 11

    Bài 22.8 trang 53 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 11

    Chùm hạt a có vận tốc đầu v0 = 0, được giạ tốc qua hiệu điện thế 1,0.106 V, bay vào một từ trường đều có cảm ứng từ 1,5.10-3 T. Vận tốc của mỗi hạt a đều hướng vuông góc với các đường sức từ. Hạt a là hạt nhân heli ( ) có điện tích q= 3,2.10-19 C và khối lượng m = 6,642.10-27 kg. Xác định lực Lo-ren-xơ do từ trường tác dụng lên mỗi hạt α.

  • Bài 22.5 trang 53 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 11

    Bài 22.5 trang 53 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 11

    So sánh trọng lượng của hạt electron với độ lớn của lực Lo-ren-xơ tác dụng lên hạt điện tích này khi nó bay với vận tốc 2,5.107 m/s theo phương vuông góc với các đường sức của từ trường đều có cảm ứng từ 2,0.10-4 T. Electron có khối lượng m = 9,1.10-31 kg và điện tích -e = -1,6.10-19 C. Lấy g = 9,8 m/s2.