Bài 22 Bộ đội về làng trang 109 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức tập 2Giải SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức tập 2 Bài 22 Bộ đội về làng trang 109, 110. Không khí xóm làng thay đổi như thế nào khi các anh bộ đội trở về? Hình ảnh nào giúp em cảm nhận được điều đó? Theo em, người dân đã dành tình cảm gì cho các anh bộ đội? Vì sao? Nội dung chính bài Bộ đội về làng: Các anh bộ đội chiến đấu xa nhà là niềm mong mỏi, niềm tin cậy rất lớn của dân làng hậu phương. Được thấy các anh là thấy chiến thắng, là thấy quân thù bị đạp đổ, thấy đất nước thêm tươi đẹp; nhân dân thêm tự hào về các anh. * Khởi động Trả lời câu hỏi Khởi động trang 109 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức Nói những điều em biết về các chú bộ đội (trang phục, công việc,...). Phương pháp: Em dựa vào hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi. Lời giải: Các chú bộ đội có trang phục theo quy định: màu xanh đậm, mũ cối, đi giày xanh, có ba lô và chăn, màn, gối do quân đội phát. Chú bộ đội thực hiện các nhiệm vụ được giao phó liên quan, tuỳ thuộc công việc mà sẽ được chia làm nhiều lực lượng: lục quân, phòng không không quân, hải quân, biên phòng, cảnh sát biển. Nhìn chung, công việc của các chú bộ đội rất vất vả và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, cần sự can đảm, liều lĩnh và thông minh trong mọi tình huống. Bộ đội về làng (Trích) Các anh đi Ngày ấy đã lâu rồi Xóm làng tôi còn nhớ mãi. Các anh đi Bao giờ trở lại Xóm làng tôi trai gái vẫn chờ mong... Các anh về mái ấm nhà vui Tiếng hát câu cười Rộn ràng xóm nhỏ Các anh về tưng bừng trước ngõ, Lớp lớp đàn em hớn hở theo sau Mẹ già bịn rịn áo nâu Vui đàn con ở rừng sâu mới về. Từ lưng đèo Dốc núi mù che, Các anh về Xôn xao làng tôi bé nhỏ. Nhà lá đơn sơ, Nhưng tấm lòng rộng mở, Nồi cơm nấu dở Bát nước chè xanh Ngôi vui kể chuyện tâm tình bên nhau. (Hoàng Trung Thông) Câu 1 trang 110 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 KNTT Tìm những từ ngữ thể hiện nỗi niềm mong nhớ các anh bộ đội của dân làng. Phương pháp: Em đọc đoạn thơ từ đầu đến “Xóm làng tôi trai gái vẫn chờ mong” để tìm câu trả lời. Lời giải: Những từ ngữ thể hiện nỗi niềm mong nhớ các anh bộ đội của dân làng: đã lâu rồi, nhớ mãi, chờ mong, mái ấm nhà vui, hát, cười, rộn ràng, tưng bừng, hớn hở, bịn rịn, vui. Câu 2 trang 110 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 KNTT Không khí xóm làng thay đổi như thế nào khi các anh bộ đội trở về? Hình ảnh nào giúp em cảm nhận được điều đó? Phương pháp: Em đọc đoạn văn từ “Các anh về mái ấm nhà vui” đến hết để tìm câu trả lời. Lời giải: Khi các anh bộ đội trở về, xóm làng mang không khí tưng bừng, rộn ràng, người dân ai cũng hớn hở. Hình ảnh giúp em cảm nhận được điều đó là: Các anh về mái ấm nhà vui Tiếng hát câu cười Rộn ràng xóm nhỏ Các anh về tưng bừng trước ngõ, Lớp lớp đàn em hớn hở theo sau Mẹ già bịn rịn áo nâu Vui đàn con ở rừng sâu mới về. Câu 3 trang 110 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 KNTT Năm dòng thơ cuối gợi cho em những cảm xúc, suy nghĩ gi? Phương pháp: Em đọc năm dòng thơ, suy nghĩ và trả lời câu hỏi. Lời giải: Năm dòng thơ cuối gợi cho em những cảm xúc, suy nghĩ: con người ở làng hiền hoà, tình cảm. Họ dù không có đủ đời sống vật chất nhưng tấm lòng luôn thơm thảo, bao dung, nhân ái. Ở quê luôn có người nhớ mong, thiết tha người nơi xa trở về. Câu 4 trang 110 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 KNTT Theo em, người dân đã dành tình cảm gì cho các anh bộ đội? Vì sao? Phương pháp: Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi. Lời giải: Theo em, người dân đã dành cho các anh bộ đội tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ và thán phục. Vì các anh trở về chứng tỏ kháng chiến thành công, chứng tỏ hoà bình đang được duy trì nên anh được trở về làng lại, chứng tỏ qua những gian khó các anh đều vượt qua an toàn và giữ mình về lại quê ta. Câu 5 trang 110 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 KNTT Nêu chủ đề của bài thơ. Chọn câu trả lời dưới đây hoặc nêu ý kiến của em. A. Các anh bộ đội cụ Hồ đã để lại ấn tượng rất đẹp với người dân. B. Tình quân dân thắm thiết, sự gắn bó bền chặt giữa hậu phương và tiền tuyến tạo nên sức mạnh của dân tộc Việt Nam. C. Trong những tháng năm chiến tranh chống giặc xâm lược, mỗi làng quê Việt Nam đều là quê hương của các anh bộ đội. Phương pháp: Em dựa vào nội dung bài thơ để chọn đáp án. Lời giải: Chủ đề của bài thơ là: B. Tình quân dân thắm thiết, sự gắn bó bền chặt giữa hậu phương và tiền tuyến tạo nên sức mạnh của dân tộc Việt Nam. * Học thuộc lòng bài thơ. * Luyện tập theo văn bản đọc Câu 1 trang 110 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 KNTT Chọn những từ đồng nghĩa với từ đơn sơ.
Phương pháp: Em giải nghĩa các từ để trả lời câu hỏi. Lời giải: Những từ đồng nghĩa với từ đơn sơ là: đơn giản, mộc mạc, giản dị. Câu 2 trang 110 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 KNTT Đặt 2 – 3 câu với những từ đồng nghĩa mà em đã chọn ở bài tập 1. Phương pháp: Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi. Lời giải: Trả lời: – Người dân nơi quê tôi đã quen với nếp sống giản dị. – Mẹ dạy em những công việc nhà đơn giản, vừa sức mà em có thể làm. – Những món quà quê sao mà mộc mạc, ngon lành. Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Bài 22: Bộ đội về làng - Tuần 30
|
Giải SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức tập 2 Bài 22 Đọc mở rộng trang 111. Đọc bài ca dao hoặc bài thơ về quê hương, đất nước theo một trong các chủ đề dưới đây: Ca ngợi những người có công xây dựng quê hương, đất nước giàu đẹp.
Giải SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức tập 2 Bài 22 Luyện viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc trang 111.Đề 1: Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một hoạt động vì cộng đồng của các chú bộ đội.