Bài 22 Đọc Từ những câu chuyện ấu thơ trang 110, 111 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức tập 1Giải SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức tập 1 Bài 22 Đọc Từ những câu chuyện ấu thơ trang 110, 111. Những trang sách có ý nghĩa như thế nào đối với bạn nhỏ? Theo em, việc các em của bạn nhỏ rất háo hức được nghe anh kể chuyện thể hiện điều gì? Nội dung chính bài Từ những câu chuyện ấu thơ: Những trang sách gắn liền với tuổi thơ: những câu chuyện được nghe, những bài học được đọc – đã nuôi lớn tâm hồn những bạn nhỏ. Khát khao được đọc sách, được khám phá nhiều câu chuyện qua trải nghiệm đọc là điều quý giá. * Khởi động Trả lời câu hỏi Khởi động trang 110 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức Em từng được nghe người thân kể những câu chuyện nào? Hãy chia sẻ với bạn câu chuyện mà em nhớ nhất. Phương pháp: Em dựa vào trải nghiệm của bản thân để chia sẻ lại câu chuyện em nhớ nhất. Lời giải: Em từng được nghe người thân kể những câu chuyện: Sự tích cậu bé Tích chu; Sự tích Tấm Cám; Truyền thuyết Lạc Long Quân – Âu Cơ. Trong đó, em nhớ nhất câu chuyện về cậu bé Tích chu: cậu bé ham chơi không chăm sóc khi bà bị ốm, bà đã không còn ở bên cậu – bà biến thành con chim bay đi – để lại cậu bé Tích chu một mình trong sự cắn rứt, xót xa vì thói ham chơi của mình. TỪ NHỮNG CÂU CHUYỆN THƠ ẤU Tôi nghĩ trẻ em trên khắp thế giới đều thích nghe chuyện giống tôi. Ba tôi đi làm xa nên những câu chuyện đầu tiên tôi nghe được là từ bà tôi và chú tôi. Bà kể tôi nghe chuyện Tấm Cám, Th ạch Sanh, Cây tre trăm đốt, Đôi hài bảy dặm,... Chú tôi lại thích kể chuyện Tôn Ngộ Không và một số truyện trong Nghìn lẻ một đêm. Bà và chú tôi kể mãi cũng hết chuyện. Từ khi nghe chú tôi mách những câu chuyện đó và vô số những câu chuyện tương tự được viết trong các cuốn sách, tôi cố gắng học chữ để tự mình khám phá thế giới kì diệu kia. Bảy tuổi, tôi mê mẩn với những cuốn sách ba tôi mua về. Tám, chín tuổi, tôi đã mày mò đọc hết rương truyện Trung Hoa của ông thợ hớt tóc trong làng. Rồi tôi tìm đến Không gia đình, Những người khốn khổ,… Tôi khóc cười qua những trang sách, ngạc nhiên thấy mình trải qua những cảm xúc mà trên thực tế, tôi chưa đủ lớn để trải nghiệm ngoài đời. Sách đã bồi đắp tâm hồn, làm giàu có và làm trưởng thành tình cảm một đứa bé và đặc biệt mở rộng đến vô biên bờ cõi của trí tưởng tượng. Rồi tới lượt mấy đứa em nhỏ của tôi lại tranh nhau nằm gần tôi vào mỗi buổi tối, nhao nhao: Anh Hai kể chuyện đi, anh Hai!. Tôi vẫn luôn biết ơn cả nhà đã tạo cho tôi thói quen đọc sách một cách tự nhiên như vậy. Nhờ thói quen ấy, nhu cầu đọc sách đã nảy mầm và trở thành một khát khao trong tôi, như cỏ cây khát ánh sáng và khí trời. (Nguyễn Nhật Ánh) Câu 1 trang 111 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 KNTT: Những câu chuyện đầu tiên, bạn nhỏ được nghe ai kể? Đó là những câu chuyện gì? Phương pháp: Em đọc đoạn văn đầu tiên của bài đọc để tìm câu trả lời. Lời giải: Những câu chuyện đầu tiên, bạn nhỏ được nghe bà và chú kể. Đó là những câu chuyện gì: Tấm Cám, Thạch Sanh, Cây tre trăm đốt, Đôi hài bảy dặm… Câu 2 trang 111 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 KNTT: Bạn nhỏ đã làm gì để có thể tự mình khám phá thế giới kì diệu trong những câu chuyện? Phương pháp: Em đọc đoạn văn thứ hai của bài đọc để tìm câu trả lời. Lời giải: Để có thể tự mình khám phá thế giới kì diệu trong những câu chuyện, bạn nhỏ đã cố gắng học chữ. Câu 3 trang 111 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 KNTT: Sắp xếp các thông tin dưới dây theo lời kể về hành trình đọc sách của bạn nhỏ.
Phương pháp: Em đọc đoạn văn thứ ba trong bài đọc để sắp xếp thông tin phù hợp. Lời giải: Hành trình đọc sách của bạn nhỏ là:
Câu 4 trang 111 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 KNTT: Những trang sách có ý nghĩa như thế nào đối với bạn nhỏ? Phương pháp: Em đọc đoạn văn thứ 4 trong bài đọc để tìm câu trả lời. Lời giải: Với bạn nhỏ, những trang sách có ý nghĩa: giúp bạn nhỏ khóc cười được, cho bạn nhỏ những trải nghiệm, những cảm xúc mà thực tế chưa đủ lớn để trải nghiệm; bồi đắp tâm hồn, làm giàu có và làm trưởng thành tình cảm đến vô biên bờ cõi trí tưởng tượng. Câu 5 trang 111 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 KNTT: Theo em, việc các em của bạn nhỏ rất háo hức được nghe anh kể chuyện thể hiện điều gì? Phương pháp: Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi. Lời giải: Theo em, việc các em của bạn nhỏ rất háo hức được nghe anh kể chuyện thể hiện những người em này cũng rất háo hức, rất muốn được biết và trải nghiệm cảm xúc, câu chuyện, bài học quý như người anh – một tương lai tốt đẹp và tiềm năng của những mầm non đất nước, bắt đầu từ tình yêu đọc sách, nghe kể chuyện. * Luyện tập theo văn bản đọc Câu 1 trang 112 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 KNTT: Tìm nghĩa cho các từ dưới đây: vô biên vô số vô giá vô hình vô lí a. không hợp lẽ phải b. nhiều tới mức không đếm được d. không thể đánh giá được, rất quý e. không có giới hạn c. không có hình dáng cụ thể Phương pháp: Em đọc kĩ các từ và nghĩa của từ để tìm nghĩa thích hợp. Lời giải: Nghĩa của các từ là:
Câu 2 trang 112 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 KNTT: Đặt 2 câu với 2 từ ở bài tập 1. Phương pháp: Em suy nghĩ và đặt câu phù hợp. Lời giải: – Trên trời có vô số những vì sao, vì sao nào cũng thật đẹp và lấp lánh. – Những cây xanh tạo ra khí oxi – quả là một món quà vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Bài 22: Từ những câu chuyện ấu thơ - Tuần 12
|
Giải SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức tập 1 Bài 22 Viết: Tìm ý cho đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện trang 112, 113. Đề bài: Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện em đã đọc, đã nghe.
Giải SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức tập 1 Bài 22 Đọc mở rộng trang 113. Đọc câu chuyện kể về tấm gương học tập hoặc những đóng góp của một nhà khoa học. Kể với người thân về tấm gương học tập của một bạn trong lớp hoặc trong trường em.
Giải SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức tập 1 Bài 23 Đọc Giới thiệu sách Dế mèn phiêu lưu kí trang 114, 115. Nhân vật chính của cuốn sách được giới thiệu như thế nào? Theo lời giới thiệu, cuốn sách mang lại những bài học gì?
Giải SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức tập 1 Bài 23 Luyện từ và câu: Luyện tập về dấu gạch ngang 115, 116. Nêu công dụng của dấu gạch ngang trong mỗi trường hợp dưới đây: a. Thấy Ngô Thì Sĩ nhà nghèo, lại hay mượn sách vào ban đêm