Bài 2.2 trang 14 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10 Nâng caoGiải bài 2.2 trang 14 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10 Nâng cao. Các nguyên tố trong bảng tuần hoàn được xếp sắp theo chiều tăng dần số đơn vị điện tích hạt nhân. Bài 2.2 trang 14 SBT Hóa học 10 Nâng cao Các nguyên tố trong bảng tuần hoàn được xếp sắp theo chiều tăng dần số đơn vị điện tích hạt nhân. Thông thường nguyên tử khối trung bình cũng tăng dần. Tuy nhiên có một số ngoại lệ: Nguyên tử đứng trước có nguyên tử khối trung bình lớn hơn nguyên tố đứng sau. Sử dụng bảng tuần hoàn, hãy tìm một số nguyên tố đặc biệt này. Giải Một số vị trí trong bảng tuần hoàn trong đó nguyên tố đứng trước có nguyên tử khối trung bình lớn hơn nguyên tố đứng sau: - Hai nguyên tố agon và kali. Nguyên tử khối trung bình của agon bằng 39,948 lớn hơn 39,098 là nguyên tử khối trung bình của kali. Nguyên tố K ở ô số 19 trong khi đó Ar ở ô số 18. - Hai nguyên tố: Coban ở ô số 27 có nguyên tử khối trung bình bằng 58,93 lớn hơn nguyên tử khối trung bình bằng 58,71 của nguyên tố niken ở ô số 28. - Nguyên tố telu ở ô số 52 có nguyên tử khối trung bình bằng 127,6 lớn hơn 126,9 là nguyên tử khối trung bình của iot ở ô số 53. Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Bài 9: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
|
Giải bài 2.3 trang 14 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10 Nâng cao. Có thể định nghĩa chu kì theo sự thay đổi số electron được không? Giải thích.
Giải bài 2.4 trang 14 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10 Nâng cao. Số nguyên tố trong các chu kì của bảng tuần hoàn có giống nhau không? Dấu hiệu nào cho biết một chu kì kết thúc?
Giải bài 2.5 trang 14 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10 Nâng cao. Dựa vào cấu hình electron hãy giải thích vì sao chu kì 3 chỉ có 8 nguyên tố.
Giải bài 2.6 trang 14 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10 Nâng cao. Khối các nguyên tố gồm những nhóm nào? Khối nguyên tố còn có thể được gọi là các nhóm gì?