Bài 2.23 trang 17 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10 Nâng caoGiải bài 2.23 trang 17 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10 Nâng cao. So sánh tính kim loại trong từng cặp nguyên tố sau và giải thích ngắn gọn. Bài 2.23 trang 17 SBT Hóa học 10 Nâng cao So sánh tính kim loại trong từng cặp nguyên tố sau và giải thích ngắn gọn: a) Kali và natri; b) Natri và nhôm; c) Nhôm và kali. Giải Khả năng nhường electron thể hiện tính kim loại của một nguyên tố. Đại lượng đặc trưng dùng để biện luận cho khả năng ấy gọi là năng lượng ion hóa và độ âm điện. Trong một chu kì, năng lượng ion hóa và độ âm điện tăng dần khi đi từ đầu đến cuối chu kì. Trong một nhóm A, năng lượng ion hóa và độ âm điện giảm dần khi đi từ trên xuống dưới. Trên cơ sở đó ta có : a) Kali có tính kim loại mạnh hơn natri, thể hiện sự biến đổi tính kim loại theo nhóm A. Độ âm điện và năng lượng ion hóa của kali nhỏ hơn so với natri. b) Natri có tính kim loại mạnh hơn nhôm thể hiện tính kim loại giảm dần theo chiều từ trái sang phải trong chu kì. Độ âm điện và năng lượng ion hóa của natri nhỏ hơn so với nhôm. c) Nhôm có tính kim loại kém natri do đứng ở bên phải của natri trong một chu kì. Trong khi đó natri có tính kim loại kém hơn kali do quy luật biến đổi tính chất trong nhóm IA. Do vậy nhôm có tính kim loại kém kali. Sachbaitap.com
|
Giải bài 2.24 trang 17 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10 Nâng cao. So sánh tính phi kim trong từng cặp nguyên tố sau và giải thích ngắn gọn.
Giải bài 2.25 trang 17 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10 Nâng cao. Hóa trị của nguyên tố hóa học là gì? Hãy nêu sự biến đổi hóa trị của các nguyên tố hóa học trong chu kì 2.
Giải bài 2.26 trang 17 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10 Nâng cao. Hãy nêu sự biến đổi tính chất axit – bazơ của các oxit và hiđroxit của các nguyên tố trong chu kì 3 khi đi từ trái sang phải.
Giải bài 2.27 trang 17 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10 Nâng cao. So sánh tính bazơ của các hiđroxit trong mỗi dãy sau và giải thích ngắn gọn: