Bài 23.17 trang 64 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8Thả một con cá nhỏ vào một cái chai rồi dùng đèn cồn đun nước ở miệng chai (H.23.2). Thả một con cá nhỏ vào một cái chai rồi dùng đèn cồn đun nước ở miệng chai (H.23.2). Chẳng bao lâu nước ở miệng chai bắt đầu sôi, hơi nước bốc lên ngùn ngụt, nhưng chú cá nhỏ vẫn tung tăng bơi ở đáy chai. Có điều cần chú ý là thí nghiệm này chỉ được tiến hành trong một thời gian ngắn thôi, nếu không cá của em có thể biến thành cá luộc đấy! Hãy giải thích hiện tượng trên. Giải Vì nước dẫn nhiệt kém nên mặc dù nước ở miệng chai sôi nhưng ở đáy chai nước vẫn mát và cá có thể bơi ở đáy chai. Tuy nhiên nếu tiến hành thí nghiệm trong thời gian dài thì nước sẽ tản nhiệt xuống đáy chai và cá sẽ biến thành cá luộc.
Xem lời giải SGK - Vật lí 8 - Xem ngay >> Học trực tuyến lớp 8 trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều). Cam kết giúp học sinh lớp 8 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.
Xem thêm tại đây:
Bài 23: Đối lưu - Bức xạ nhiệt
|
Làm một cái đèn kéo quân cho tết trung thu thì phức tạp nhưng làm một cái “đèn quay” như vẽ ở hình 23.3 để bày ở bàn học thì chắc các em làm được.
Có bốn hình A, B, C, D đều đựng nước ở cùng một nhiệt độ. Sau khi dùng các đèn cồn giống hệt nhau để đun các bình này trong 5 phút (H.24.1) người ta thấy nhiệt độ của nước trong các bình trở nên khác nhau.
Để đun nóng 5 lít nước từ 20°C lên 40°C cần bao nhiêu nhiệt lượng?
Người ta cung cấp cho 10 lít nước một nhiệt lượng là 840kJ. Hỏi nước nóng lên thêm bao nhiêu độ?