Bài 2.35 trang 25 Sách bài tập Vật lí 10 Nâng caoMột mẩu gỗ ( vật 1) đặt trên đầu B của một tấm ván AB Một mẩu gỗ ( vật 1) đặt trên đầu B của một tấm ván AB ( vật 2). Lúc đầu, chúng đứng yên trên mặt bàn nằm ngang (Hình 2.11).
- Nếu kéo tấm ván bằng một lực F không lớn lắm, mẩu gỗ sẽ chuyển động cùng với tấm ván. - Lực nào đã làm cho mẩu gỗ chuyển từ trạng thái đứng yên sang trạng thái chuyển động so với mặt bàn? - Vì sao mẩu gỗ vẫn đứng yên so với tấm ván ? b) Nếu lực F đủ lớn, mẩu gỗ sẽ chuyển động so với tấm ván và so với mặt bàn. Em hãy làm thì nghiệm như ở Hình 2.11 rồi rút ra nhận xét : - Mẩu gỗ chuyển động so với mặt bàn theo chiều nào ? Lực nào làm cho mẩu gỗ chuyển động theo chiều đó ? - Mẩu gỗ chuyển động so với tấm vãn theo chiều nào ? Vì sao mẩu gỗ chuyển động theo chiều đó ? Giải: a) Lực ma sát nghỉ \(\overrightarrow {{F_{21}}} \) do tấm ván tác dụng lên mẩu gỗ làm cho mẩu gỗ chuyển sang trạng thái chuyển động. - Khi lực kéo không lớn lắm, gia tốc của tấm ván và mẩu gỗ còn nhỏ. Trong hệ quy chiếu gắn với tấm ván, lực quán tính tác dụng lên vật 1 chưa đủ thắng lực ma sát nghỉ, nên vật 1 vẫn đứng yên so với vật 2 (Hình 2.14G).
b) - Trong hệ quy ciếu gắn với bàn, lực ma sát \(\overrightarrow {{F_{21}}} \) làm cho vật 1 chuyển động về phía bên phải ( so với bàn ). - Trong hệ quy chiếu gắn với tấm ván, \(\overrightarrow {{F_{qt}}} \) thắng \(\overrightarrow {{F_{21}}} \), vật 1 chuyển động từ B về phía A ( Hình 2.15G).
Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
CHƯƠNG II: ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM
|
Một quả cầu nhỏ buộc vào một đầu dây treo vào trần của một toa tàu kín.
Một máy bay thực hiện một vòng bay trong mặt phẳng thẳng đứng.
Trong thiết bị ở Hình 2.13, bình hình trụ có bán kính r = 10 cm.