Loigiaihay.com 2025

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Bài 23.9 trang 59 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 11

Một vòng dây dẫn kín (C) được đặt đối diện với đầu của ống dây dẫn L hình trụ mắc trong mạch điện như Hình 23.2. Xác định chiều của dòng điện cảm ứng trong vòng dây dẫn (C) khi cho vòng dây dẫn :

Một vòng dây dẫn kín (C) được đặt đối diện với đầu của ống dây dẫn L hình trụ mắc trong mạch điện như Hình 23.2. Xác định chiều của dòng điện cảm ứng trong vòng dây dẫn (C) khi cho vòng dây dẫn :

a) Dịch chuyển ra xa ống dây dẫn L.

b) Đứng yên và cho biến trở Rxtăng dần.

Trả lời:

a) Nếu ta chọn chiều dương trên vòng dây dẫn (C) thuận với chiều dòng điện I1 chạy trong ống dây hình trụ L, thì khi cho vòng dây (C) dịch chuyển ra xa ống dây L : từ thông qua vòng dây (C) sẽ giảm. Theo định luật Len-xơ, dòng điện cảm ứng ic xuất hiện trong vòng dây dẫn (C) phải có chiều sao cho từ trường cảm ứng của dòng ic có tác dụng chống lại sự giảm từ thông qua nó, tức là các đường sức từ của dòng ic phải cùng chiều với các đường sức từ của ống dây L. Như vậy, chiều dòng điện cảm ứng ic trong vòng dây dẫn (C) thuận theo chiều dương đã chọn.

b) Nếu cho biến trở Rx tăng dần thì điện trở toàn mạch (R + r) tăng và dòngđiện mạch chính: \(I= {E \over {R+r}}\) giảm. Do đó, hiệu điện thế U giữa hai đầu ống dây L (bằng hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện E) tăng, nên dòng điện I1 chạy qua ống dây L tăng và từ thông qua vòng dây dẫn (C) tăng theo. Theo định luật Len-xơ, dòng điện cảm ứng ic xuất hiện trong vòng dây dẫn (C) phải có chiều sao cho từ trường cảm ứng của dòng ic có tác dụng chống lại sự tăng từ thông qua nó, tức là các đường sức từ của dòng ic phải ngược chiều với các đường sức từ của ống dây L. Như vậy, chiều dòng điện cảm ứng ic trong vòng dây dẫn (C) ngược với chiều dương đã chọn.

Sachbaitap.com

Xem lời giải SGK - Vật lí 11 - Xem ngay

>> Học trực tuyến Lớp 11 cùng thầy cô giáo giỏi trên Tuyensinh247.com. Bứt phá điểm 9,10 chỉ sau 3 tháng. Cam kết giúp học sinh lớp 11 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

  • Bài 23.10* trang 59 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 11

    Bài 23.10* trang 59 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 11

    Một khung dây dẫn hình chữ nhật MNPQ đặt trong cùng một mặt phảng với một mạch điện như Hình 23.3. Xác định chiều của dòng điện cảm ứng xuất hiện trong khung dây dẫn MNPQ khi : a) Khoá K đang ngắt, sau đó đóng lại. b) Khoá K đang đóng, sau đó dịch chuyển con chạy C về phía bên phải

  • Bài 23.7 trang 59 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 11

    Bài 23.7 trang 59 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 11

    Một khung dây dẫn hình chữ nhật không bị biến dạng được đặt trong một từ trường đều ở vị trí mặt phẳng khung dây song song với các đường sức từ. Sau đó, cho khung dây quay 90° đến vị trí vuông góc với các đường sức từ. Hãy xác định chiều của dòng điện cảm ứng xuất hiện trong khung dây dẫn

  • Bài 23.8 trang 59 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 11

    Bài 23.8 trang 59 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 11

    Một thanh nam châm NS được đặt thẳng đứng song song với mặt phẳng chứa vòng dây dẫn (C) và có trục quay O vuông góc với trục của vòng dây như Hình 23.1. Xác định chiều của dòng điện cảm ứng xuất hiện trong vòng dây dẫn (C) khi thanh nam châm NS chuyển động :

  • Bài 24.4 trang 60 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 11

    Bài 24.4 trang 60 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 11

    Một cuộn dây dẫn dẹt có đường kính 10 cm gồm 500 vòng dây được đặt trong từ trường. Xác định suất điện động cảm ứng trong cuộn dây dẫn này, nếu độ lớn của cảm ứng từ tăng từ 0 đến 2,0 T trong khoảng thời gian 0,10 s.