Bài 25.8 trang 63 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 11Một ống dây đồng hình trụ dài 25 cm gồm nhiều vòng dây quấn sít nhau và có điện trở 0,20 Ω. Dây đồng có tiết diện 1,0 mm2 và điện trở suất 1,7.10-8 Ω.m. Xác định : a) Số vòng dây đồng và độ tự cảm của ống dây đồng. b) Từ thông qua mỗi vòng dây đồng và năng lượng từ trường trong ống dây khi có dòng điện cường độ 2,5 A chạy trong ống dây đồng. Một ống dây đồng hình trụ dài 25 cm gồm nhiều vòng dây quấn sít nhau và có điện trở 0,20 Ω. Dây đồng có tiết diện 1,0 mm2 và điện trở suất 1,7.10-8 Ω.m. Xác định : a) Số vòng dây đồng và độ tự cảm của ống dây đồng. b) Từ thông qua mỗi vòng dây đồng và năng lượng từ trường trong ống dây khi có dòng điện cường độ 2,5 A chạy trong ống dây đồng. Trả lời: a) Đường kính d của dây đồng có tiết diện S0 = 1,0 mm2 : \({S_0} = {{\pi {d^2}} \over 4} \Rightarrow d = \sqrt {{{4{S_0}} \over \pi }} = \sqrt {{{{{4.1,0.10}^{ - 6}}} \over {3,14}}} \approx 1,13mm\) Suy ra số vòng dây đồng quấn trên ống dây có độ dài l = 25 cm : \(N = {\ell \over d} = {{{{25.10}^{ - 2}}} \over {{{1,13.10}^{ - 3}}}} \approx 221\) vòng dây Áp dụng công thức điện trở của dây dẫn : \(R = \rho {{{\ell _0}} \over {{S_0}}}\) ta tính được độ dài tổng cộng l0 của N vòng dây đồng quấn trên ống dây : \({\ell _0} = R{{{S_0}} \over \rho } = 0,20.{{{{1,0.10}^{ - 6}}} \over {{{1,7.10}^{ - 8}}}} = 11,76m\) Từ đó suy ra : - Chu vi C của mỗi vòng dây: \(C = {{{\ell _0}} \over N} = {{11,76} \over {221}} \approx 0,053m \approx 53mm\) - Đường kính D của ống dây \(C = \pi d \Rightarrow d = {C \over \pi } = {{53} \over {3,14}} \approx 17mm\) - Diện tích tiết diện s của ống dây : \(S = {{\pi {d^2}} \over 4} = {{3,14.{{(17)}^2}} \over 4} \approx 227m{m^2}\) - Độ tự cảm của ống dây đồng được tính theo công thức : \(L = 4\pi {.10^{ - 7}}{{{N^2}} \over \ell }S\) Thay số ta xác định được: \(L = {4.3,14.10^{ - 7}}.{{{{(221)}^2}} \over {{{25.10}^{ - 2}}}}.227.10{}^{ - 6} \approx {55,7.10^{ - 6}}H\) b) Vì từ thông qua ống dây đồng có trị số \(\Phi \) = Li, nên từ thông qua mỗi vòng dây khi dòng điện chạy trong ống dây có cường độ i = I = 2,5 A sẽ bằng : \({\Phi _0} = {\Phi \over N} = {{Li} \over N} = {{{{55,7.10}^{ - 6}}.2,5} \over {221}} \approx 0,63Wb\) và năng lượng từ trường tích luỹ trong ống dây đồng tính bằng : \(W = {{L{i^2}} \over 2} = {{{{55,7.10}^{ - 6}}{{.2,5}^2}} \over 2} = {1,74.10^{ - 4}}J\) Sachbaitap.com
Xem lời giải SGK - Vật lí 11 - Xem ngay >> Học trực tuyến Lớp 11 cùng thầy cô giáo giỏi trên Tuyensinh247.com. Bứt phá điểm 9,10 chỉ sau 3 tháng. Cam kết giúp học sinh lớp 11 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.
Xem thêm tại đây:
Bài 25: Suất điện động tự cảm
|
Một cuộn cảm có độ tự cảm 0,10 H. Xác định suất điện động tự cảm trong cuộn cảm này khi cường độ dòng điện trong nó biến thiên đều 200 A/s
Một mạch điện gồm một nguồn điện có suất điện động 90 V và điện trở trong không đáng kể mắc nối tiếp với một cuộn dây dãn có độ tự cả 50 mH và một điện trở 20Ω. Xác định tốc độ biến thiên của cường độ dòng điện chạy trong mạch tại thời điểm : a) Khi dòng điện i trong mạch có cường độ I0 = 0. b) Khi dòng điện i trong mạch có cường độ I = 2,0 A.
Một thanh kim loại dài 1,2 m chuyển động với vận tốc 15 m/s trong từ trường đều theo hướng hợp với các đường sức từ một góc 30°. Xác định độ lớn của cảm ứng từ nếu trong thanh này xuất hiện suất điện động cảm ứng 6,2 mV.
Một ống dây dẫn hình trụ gồm nhiều vòng dây đồng quấn sít nhau trên suốt chiều dài của nó. Dây đồng có đường kính 0,50 mm. Dòng điện cha trong các vòng dây có cường độ 2,0 A. Xác định độ lớn của cảm ứng từ trong lòng ống dây dẫn này.