Bài 25.9* trang 59 Sách bài tập (SBT) Vật lí 10Một vật khối lượng 50 kg treo ở đầu một sợi dây cáp của cần cẩu. Lúc đầu, vật đứng yên. Sau đó thả dây cho vật dịch chuyên từ từ xuống phía dưới một đoạn 20 m với gia tốc không đổi 2,5 m/s2. Lấy g = 9,8 m/s2. Xác định : Một vật khối lượng 50 kg treo ở đầu một sợi dây cáp của cần cẩu. Lúc đầu, vật đứng yên. Sau đó thả dây cho vật dịch chuyển từ từ xuống phía dưới một đoạn 20 m với gia tốc không đổi 2,5 m/s2. Lấy g = 9,8 m/s2. Xác định : a) Công thực hiện bởi lực căng của sợi dây cáp. b) Công thực hiện bởi trọng lực tác dụng lên vật. c) Động năng của vật ở cuối đoạn dịch chuyển. Hướng dẫn trả lời: Vật chịu tác dụng của hai lực: lực căng \(\overrightarrow T \) của sợi dây cáp hướng thẳng đứng lên phía trên, trọng lực \(\overrightarrow P \) hướng thẳng đứng xuống phía dưới. Chọn chiều chuyển động của vật là chiều dương. a. Áp dụng định luật II Niu-tơn đối với chuyển động của vật : ma = P - T = mg - T suy ra lực căng của sợi dây cáp : T = m(g - a). Do đó, công thực hiện bởi lực căng : A1 = -Ts = -ms(g - a) = -50.20.(9,8 - 2,5) = -7,3 kJ b.Công thực hiện bởi trọng lực tác dụng lên vật: A2 = Ps = mgs = 50.9,8.20 = 9,8 kJ c. Áp dụng công thức về độ biến thiên động năng : Thay v0 = 0 và A = A1 + A2 , ta tìm được động năng của vật ở cuối đoạn dịch chuyển : \({{m{v^2}} \over 2} = {A_1} + {A_2} = - 7,3 + 9,8 = 2,5(kJ)\) Sachbaitap.com
Xem lời giải SGK - Vật lí 10 - Xem ngay >> Học trực tuyến Lớp 10 cùng thầy cô giáo giỏi tại Tuyensinh247.com, Cam kết giúp học sinh học tốt, bứt phá điểm 9,10 chỉ sau 3 tháng, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.
Xem thêm tại đây:
Bài 25: Động Năng
|
Một tảng đá khối lượng 50 kg đang nằm trên sườn núi tại vị trí M có độ cao 300 m so với mặt đường thì bị lăn xuống đáy vực tại vị trí N có độ sâu 30 m. Lấy g ≈ 10 m/s2. Xác định thế năng của tảng đá tại các vị trí M và N :
Một vận động viên bơi lội, nhảy thẳng đứng từ trên cầu xuống bể bơi. Cho biết cầu nhảy có độ cao 10 m so với mặt nước. Bỏ qua lực cản của không khí. Lấy g ≈ 10 m/s2. Xác định vận tốc của vận động viên này ngay trước khi chạm mặt nước.
Một quả bóng được thả rơi tự do từ độ cao 20 m so với mặt đất. Khi chạm đất, một phần cơ năng biến thành nhiệt năng nên quả bóng chỉ nảy lên theo phương thẳng đứng với độ cao 10 m. Lấy g ≈ 10 m/s2. Xác định vận tốc của quả bóng khi chạm đất. Bỏ qua sức cản không khí.
Một vật khối lượng 100 g được ném thẳng đứng từ độ cao 5,0 m lên phía trên với vận tốc đầu là 10 m/s. Bỏ qua lực cản của không khí. Lấy g ≈ 10 m/s2. Xác định cơ năng của vật tại vị trí của nó sau 0,50 s kể từ khi chuyển động.