Bài 2.9 trang 22 Sách bài tập Vật lí 10 Nâng caoMột lực tác dụng vào một vật trong khoảng thời gian 0,6s Một lực tác dụng vào một vật trong khoảng thời gian 0,6s làm vận tốc của nó thay đổi từ 8 cm/s đến 5 cm/s ( lực cùng phương với chuyển động ). Tiếp đó, tăng độ lớn của lực lên gấp đôi trong khoảng thời gian 2,2 s nhưng vẫn giữ nguyên hướng của lực. Hãy xác định vận tốc của vật tại thời điểm cuối. Giải:
Chọn chiều chuyển động ban đầu của vật làm chiều dương của trục Ox. Lực \({\vec F_1}\) làm cho vận tốc của vật giảm, chứng tỏ \({\vec F_1}\) ngược chiều chuyển động. Gia tốc của vật trong giai đoạn đầu: \({a_1} = \dfrac{{{v_B} - {v_A}}}{{{t_1}}} = \dfrac{{5 - 8}}{{0,6}} = - 5cm/{s^2}\) Khi vật tới B, lực giữ hướng như cũ và tăng độ lớn lên gấp đôi, nên gia tốc của vật cũng tăng gấp đôi: \({a_2} = 2{a_1} = - 10cm/{s^2}\) Vận tốc của vật sau 2,2 s: \(v = {v_B} + {a_2}{t_2} = 5 + ( - 10).2,2 = - 17cm/s\) Dấu âm chứng tỏ vật đã đổi chiều chuyển động. (Có thể khai thác thêm: Vật đổi chiều chuyển động vào lúc nào, ở đâu?) Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
CHƯƠNG II: ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM
|
Một vật có khối lượng 3kg đang chuyển động thẳng đều