Bài 29.11* trang 68 Sách bài tập (SBT) Vật lí 10Ở chính giữa một ống thuỷ tinh nằm ngang, kín cả hai đầu có một cột thuỷ ngân dài h = 19,6 mm. Nếu đặt ống nghiêng một góc 30° so với phươn nằm ngang thì cột thuỷ ngân dịch chuyển một đoạn Δl1 = 20 mm. Nếu đặt ống thẳng đứng thì cột thuỷ ngân dịch chuyển một đoạn Δl2 = 30 mm. Xác định áp suất của không khí trong ống khi ống nằm ngang. Coi nhiệt độ không đổi. Ở chính giữa một ống thuỷ tinh nằm ngang, kín cả hai đầu có một cột thuỷ ngân dài h = 19,6 mm. Nếu đặt ống nghiêng một góc 30° so với phươn nằm ngang thì cột thuỷ ngân dịch chuyển một đoạn Δl1 = 20 mm. Nếu đặt ống thẳng đứng thì cột thuỷ ngân dịch chuyển một đoạn Δl2 = 30 mm. Xác định áp suất của không khí trong ống khi ống nằm ngang. Coi nhiệt độ không đổi. Hướng dẫn trả lời: - Trạng thái 1 của không khí trong ống nằm ngang. Với lượng khí ở bên phải cũng như ở bên trái cột thủy ngân: p1; V1. - Trạng thái 2 của không khí khi ống nằm nghiêng. + Với lượng khí ở bên trái: p2 ; V2. + Với lượng khí ở bên phải: p’2 ; V’2. - Trạng thái 3 của không khí khi ống thẳng đứng. + Với lượng khí ở bên trái: p3 ; V3. + Với lượng khí ở bên phải: p’3 ; V’3. Theo định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt. Ta có: p1V1 = p2V2 = p3V3 => p1l1 = p2l2 = p3l3. Và p1V1 = p’2V’2 = p’3V’3 => p1l1 = p’2l’2 = p’3l’3. Khi ống nằm nghiêng thì: l2 = l1 – Δl1 và l’2 = l1 + Δl1 Khi ống thẳng đứng thì: l3 = l1 – Δl2 và l’3 = l1 + Δl2 Ngoài ra, khi cột thủy ngân đã cân bằng thì: Pp2 = p’2 + ρghsinα và p3 = p’3 + ρgh. Thay các giá trị của l2, l3, l’2, l’3, p2, p3 vào các phương trình của định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt ở trên, ta được: p1l1 = (p’2 + ρghsinα)(l1 – Δl1) p1l1 = (p’3 + ρgh)(l1 – Δl2) p1l1 = p’2(l1 + Δl1) và p1l1 = p’3(l1 + Δl2) giải hệ phương trình trên với p1 ta có: \({p_1} = {{\rho gh} \over 2}\left( {\sqrt {{{\Delta {l_1}\left( {\Delta {l_2} - \Delta {l_1}\sin \alpha } \right)} \over {\Delta {l_2}\left( {\Delta {l_1} - \Delta {l_2}\sin \alpha } \right)}}} - \sqrt {{{\Delta {l_2}\left( {\Delta {l_1} - \Delta {l_2}\sin \alpha } \right)} \over {\Delta {l_1}\left( {\Delta {l_2} - \Delta {l_1}\sin \alpha } \right)}}} } \right)\) p1 ≈ 6 mmHg
Sachbaitap.com
Xem lời giải SGK - Vật lí 10 - Xem ngay >> Học trực tuyến Lớp 10 cùng thầy cô giáo giỏi tại Tuyensinh247.com, Cam kết giúp học sinh học tốt, bứt phá điểm 9,10 chỉ sau 3 tháng, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.
Xem thêm tại đây:
Bài 29: Quá Trình Đẳng Nhiệt. Định Luật Bôi-lơ - Ma-ri-ốt
|
Một ống thuỷ tinh được cắm lộn ngược vào một chậu chứa thuỷ ngân, bên trong ống chứa 40 cm3 không khí và một cột thuỷ ngân cao 8 cm so với mực thuỷ ngân trong chậu (H.29.2a).
Người ta dùng bơm có pit-tông diện tích 8 cm2 và khoảng chạy 25 cm bơm một bánh xe đạp sao cho áp lực của bánh xe đạp lên mặt đường là 350 N thì diện tích tiếp xúc là 50 cm2. Ban đầu bánh xe đạp chứa không khí ở áp suất khí quyển p0 = 105 Pa và có thể tích là V0 = 1 500 cm3. Giả thiết khi áp suất không khí trong bánh xe đạp vượt quá 1,5p0 thì thể tích của bánh xe đạp là 2 000 cm3.
Ớ chính giữa một ống thuỷ tinh nằm ngang, tiết diện nhỏ, chiều dài L = 100 cm, hai đầu bịt kín có một cột thuỷ ngân dài h = 20 cm. Trong ống có không khí. Khi đặt ống thẳng đứng, cột thuỷ ngân dịch chuyển xuống dưới một đoạn l = 10 cm. Tìm áp suất của không khí trong ống ra cmHg và Pa khi ống nằm ngang. Coi nhiệt độ của không khí trong ống không đổi và khối lượng riêng của thuỷ ngân là ρ = 1,36.104 kg/m3.
Một săm xe máy được bơm căng không khí ở nhiệt độ 20°C và áp suất 2 atm. Hỏi săm có bị nổ không, khi để ngoài nắng nhiệt độ 42°C ? Coi sự tăng thể tích của săm là không đáng kể và biết săm chỉ chịu được áp suất tối đa là 2,5 atm.