Bài 3 Đại từ trang 20, 21 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức tập 1Giải SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức tập 1 bài 3 Luyện từ và câu: Đại từ trang 20, 21. Những từ in đậm trong mỗi câu sau được dùng để thay cho từ ngữ nào? Trong những đoạn trích dưới đây, từ nào được dùng để hỏi? Câu 1 trang 20 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 KNTT: Những từ in đậm trong mỗi câu sau được dùng để thay cho từ ngữ nào? a. Nắng vàng óng. Lúa cũng vậy. b. Cây tre này cao và thẳng. Các cây kia cũng thế. c. Cánh đồng vàng ruộm báo hiệu một vụ mùa bội thu. Đó là thành quả lao động vất vả, “một nắng hai sương" của các cô bác nông dân. Phương pháp: Em đọc kĩ các từ in đậm trong câu, suy nghĩ và trả lời câu hỏi. Lời giải: – Từ vậy dùng thay thế cho từ vàng óng. – Từ thế dùng thay thế cho từ cao và thẳng. – Từ đó dùng thay thế cho từ cánh đồng vàng ruộm. Câu 2 trang 20 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 KNTT: Trong những đoạn trích dưới đây, từ nào được dùng để hỏi?
Phương pháp: Em đọc kĩ các đoạn trích, suy nghĩ và trả lời câu hỏi. Lời giải: Trong những đoạn trích dưới đây, từ được dùng để hỏi là: a. Từ: đó. b. Từ: đâu c. Từ: nào Câu 3 trang 20 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 KNTT: Đọc câu chuyện dưới dây và trả lời câu hỏi. Hạt thóc được mẹ lúa yêu thương, chiều chuộng nên rất kiêu. Thóc nói với ngô, khoai, sắn: – Ta là hạt vàng đấy, các bạn ạ. Chẳng ai bằng ta được. Ngô liền nói: - Cậu ơi, tớ nghĩ cậu chỉ là hạt vàng khi ở trên cánh đồng này thôi. Còn nếu ở trong bát cơm, chắc chắn cậu sẽ bị gắp bỏ ra ngoài. Hạt thóc nghe xong, im lặng. (Phan Tự Gia Bách) a. Các từ in đậm trong câu chuyện trên được dùng để làm gì? b. Trong số các từ đó, những từ nào chỉ người nói, những từ nào chỉ người nghe? Phương pháp: Em đọc kĩ câu chuyện, suy nghĩ và trả lời câu hỏi. Lời giải: a. Các từ in đậm trong câu chuyện trên được dùng để xưng hô giữa các nhân vật thóc, ngô, khoai, sắn với nhau. b. Trong số các từ đó, những từ chỉ người nói là: ta, tớ; những từ chỉ người nghe là: bạn, cậu. Ghi nhớ Đại từ là từ dùng để thay thế như thế, vậy, đó, này,... (đại từ thay thế), để hỏi như ai, gì, nào, sao, bao nhiêu, đâu,... (đại từ nghi vấn) hoặc dễ xưng hô như tôi, tớ, chứng tôi, chúng tớ, mày, chúng mày, chúng ta,... (đại từ xưng hô). Ngoài ra, trong tiếng Việt, có nhiều danh từ được dùng để xưng hô như ông, bà, bố, mẹ, anh, chị, em, cháu, thầy, bạn,... Câu 4 trang 20 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 KNTT: Đóng vai hạt thóc trong câu chuyện Hạt thóc, viết câu đáp lại lời của ngô, trong câu có sử dụng một đại từ. Phương pháp: Em dựa vào câu chuyện Hạt thóc, đóng vai và biết câu phù hợp. Lời giải: Cậu nói đúng, tớ xin lỗi vì đã trót kiêu căng. Chúng mình cùng làm bạn tốt nhé! Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Bài 3: Tuổi ngựa - Tuần 2
|
Giải SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức tập 1 bài 3 Lập dàn ý cho bài văn kể chuyện sáng tạo trang 21, 22. Đề 1: Viết bài văn kể sáng tạo câu chuyện Thanh âm của gió hoặc Cánh đồng hoa.
Giải SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức tập 1 bài 4 Đọc Bến sông tuổi thơ trang 23, 24. Từ khi sinh ra, những hình ảnh nào của quê hương đã trở nên thân thuộc với bạn nhỏ? Trong cảm nhận của bạn nhỏ, vẻ đẹp của quê hương hiện lên như thế nào?
Giải SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức tập 1 Bài 4 Viết bài văn kể chuyện sáng tạo trang 25, 26. Chọn 1 trong 2 đề dưới đây: Đề 1: Viết bài văn kể sáng tạo câu chuyện Thanh âm của gió hoặc Cánh đồng hoa. Đề 2: Viết bài văn kể sáng tạo một câu chuyện có nhân vật chính là con vật hoặc đồ vật.
Giải SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức tập 1 Bài 4 Những câu chuyện thú vị trang 26, 27. Yêu cầu: Thảo luận về những chi tiết thú vị trong câu chuyện em yêu thích. Chia sẻ với người thân về những điều thú vị trong một câu chuyện em đã đọc, đã nghe.