Bài 3 Luyện tập về từ đồng nghĩa trang 21 SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo tập 1Giải SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo tập 1 Bài 3 Luyện từ và câu: Luyện tập về từ đồng nghĩa trang 21, 22. Viết 3 – 4 câu nói về một truyện thiếu nhi mà em thích, trong đó có sử dụng từ đồng nghĩa. Câu 1 (trang 21 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Đọc các đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu: а. Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi Em ngủ cho ngoan, đừng rời lưng mẹ Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội Nhịp chày nghiêng, giấc ngủ em nghiêng. Nguyễn Khoa Điềm b. Con đi, con lớn lên rồi Chỉ thương bầm ở nhà ngồi nhớ con Nhớ con, bầm nhé đừng buồn Giặc tan, con lại sớm hôm cùng bầm. Tố Hữu c. Những bà má Hậu Giang Tiễn con đi đánh giặc Chở che hầm bí mật Bao năm ròng ven sông. Xuân Quỳnh – Tìm từ đồng nghĩa trong các đoạn thơ. – Tìm thêm 2 – 3 từ đồng nghĩa với từ đã tìm được. Phương pháp: - Em đọc kĩ các đoạn thơ để tìm từ đồng nghĩa phù hợp. - Em suy nghĩ và tìm từ đồng nghĩa phù hợp. Lời giải: - Từ đồng nghĩa trong các đoạn thơ: mẹ, bầm, bà má - 2 – 3 từ đồng nghĩa với từ đã tìm được: u, bu, mạ Câu 2 (trang 22 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Trong mỗi đoạn văn của các bạn học sinh viết dưới đây có từ dùng lặp lại. Đọc từng đoạn văn và thực hiện yêu cầu: a. Chúng tôi theo chân những người dẫn đường. Trên đầu là bầu trời xanh bát ngát, không một gợn mây. Bên trái là những cảnh đồng lúa bát ngát trải dài về phía biển. b. Người Việt Nam ở đâu cũng vậy, luôn có ý thức sẻ chia, giúp đỡ lẫn nhau. Mỗi khi có ai gặp khó khăn, mọi người đều sẵn sàng giúp đỡ. c. Cần Thơ “gạo trắng nước trong" là quê hương của tôi. Dù có đi đâu, tôi cũng luôn nhớ về quê hương yêu dấu của mình. – Chỉ ra từ dùng lặp lại trong từng đoạn văn. – Giúp các bạn thay một trong hai từ đó bằng một từ đồng nghĩa. – Nhận xét về cách diễn đạt trong các đoạn văn sau khi thay thế từ ngữ. Phương pháp: Em đọc kĩ các đoạn văn, suy nghĩ và trả lời câu hỏi. Lời giải: - Từ dùng lặp lại trong từng đoạn văn: a. bát ngát b. giúp đỡ c. quê hương - Thay bằng từ đồng nghĩa. a. rộng lớn/ bao la b. tương trợ c. nơi chôn rau cắt rốn Câu 3 (trang 22 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Tìm từ đồng nghĩa và nêu tác dụng của việc sử dụng từ đồng nghĩa trong mỗi đoạn thơ, câu văn sau: a. Nhớ ngày đông giá rét Những lá vàng bay xa Thân cây gầy lạnh buốt Đứng giữa trời mưa sa. Nguyễn Lãm Thắng b. Bà mình vừa ở quê ra Bà mang cả bưởi, cả na đi cùng Áo bà xe cọ lấm lung Bưởi, na bả bế, bà bồng trên tay. Phan Quế c. Chị Sử yêu biết bao nhiêu cái chốn này, nơi chị oa oa cất tiếng khóc đầu tiên, nơi quả ngọt trái sai đã thắm hồng da dẻ chị. Anh Đức Phương pháp: Em đọc kĩ các đoạn văn, suy nghĩ và trả lời câu hỏi. Lời giải: a. giá rét – lạnh buốt b. bế - bồng c. chốn – nơi => Tác dụng: Tránh lặp từ. Câu 4 (trang 23 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Viết 3 – 4 câu nói về một truyện thiếu nhi mà em thích, trong đó có sử dụng từ đồng nghĩa. Phương pháp: Em suy nghĩ và viết câu thích hợp. Lời giải: Nô-bi-ta là nhân vật em thích nhất trong phim. Cậu là một học sinh lười học, nghịch ngợm, thành tích học tập luôn thua kém bạn bè. Nhưng Nô-bi-ta lại rất tốt bụng, nhân hậu, luôn yêu mến và giúp đỡ bạn bè xung quanh. Qua mỗi tập phim, em có thêm những giây phút thư giãn và em cũng học hỏi được Nô-bi-ta nhiều bài học bổ ích, quý giá về cuộc sống. Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Bài 3: Tiếng gà trưa - Tuần 2
|
Giải SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo tập 1 Bài 3 Viết: Lập dàn ý cho bài văn tả phong cảnh trang 23, 24. Đề bài: Viết bài văn tả một cảnh đẹp ở quê hương em hoặc nơi em ở.
Giải SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo tập 1 Bài 4 Rét ngọt trang 25, 26. Những chi tiết nào trong đoạn đầu cho thấy món chè lam được bà làm rất công phu? Các bạn nhỏ cảm nhận được những gì khi ăn món chè lam của bà?
Giải SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo tập 1 Bài 4 Luyện từ và câu: Luyện tập về từ đồng nghĩa trang 26, 27. Viết 2 – 3 câu bày tỏ cảm xúc của em khi mùa xuân đến, trong đó có sử dụng từ đồng nghĩa.
Giải SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo tập 1 Bài 4 Viết đoạn mở bài cho bài văn tả phong cảnh trang 27, 28. Viết đoạn mở bài cho bài văn tả một cảnh đẹp ở quê hương em hoặc nơi em ở theo một trong hai cách: a. Mở bài trực tiếp. b. Mở bài gián tiếp.