Loigiaihay.com 2025

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Bài 3 Trả bài văn kể chuyện sáng tạo (Bài viết số 2) trang 129 SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo tập 1

Giải SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo tập 1 Bài 3 Trả bài văn kể chuyện sáng tạo (Bài viết số 2) trang 129. Đề bài: Viết bài văn kể lại một câu chuyện cổ tích đã nghe, đã đọc mà em yêu thích với những chi tiết sáng tạo.

Đề bài: Viết bài văn kể lại một câu chuyện cổ tích đã nghe, đã đọc mà em yêu thích với những chi tiết sáng tạo.

Câu 1 (trang 129 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Nghe thầy cô nhận xét chung về bài văn.

Lời giải: 

Em nghe thầy cô nhận xét chung về bài văn.

Câu 2 (trang 129 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Đọc lời nhận xét của thầy cô và chỉnh sửa bài đã viết.

- Cấu tạo

- Sắp xếp ý

- Diễn đạt

- Chính tả

- ?

Lời giải: 

Em đọc lời nhận xét của thầy cô và chỉnh sửa bài đã viết.

Câu 3 (trang 129 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Viết lại đoạn văn kể lại sự việc chính của câu chuyện cho hay hơn.

Gợi ý:

- Kể lại sự việc chính của câu cho

- Thêm vào chi tiết tả ngoại hình của nhân vật.

- Thêm vào lời nói, ý nghĩ, hành động,... phù hợp với sự việc.

- Bày tỏ tình cảm, cảm xúc với nhân vật, sự việc.

- ?

Lời giải: 

Tại đất nước Hi Lạp xa xưa, có ông vua nổi tiếng tham lam tên là Mi - đát.

Một ngày nọ, khi Mi - đát đang dạo chơi trong vườn thượng uyển thì gặp thần Đi-ô -ni-dốt và được thần ban cho một điều ước. Sẵn tính tham lam, Mi - đát ước ngay:

- Xin thần cho mọi vật tôi chạm vào đều biến thành vàng!

Thần ban cho Mi - đát cái ước muốn tham lam ấy rồi biến mất. Mi - đát sung sướng bẻ thử cành sồi, cành cây lập tức biến thành vàng. Ông ta lượm một quả táo, quả táo biến thành vàng nốt. Mi - đát hí hửng tưởng rằng lão là người hạnh phúc nhất mà không mảy may ngờ đến rắc rối đang chờ mình ở phía trước…

Bữa ăn được người hầu dọn ra. Giờ thì ông ta hiểu rằng mình vừa ước một điều khủng khiếp : mọi thức ăn đều biến thành vàng khi ông ta chạm tới. Bụng đói cồn cào, Mi - đát hối hận, miệng không ngừng van nãi thần Đi - ô - ni - dốt. Bỗng, thần hiện ra, với vẻ mặt nghiêm nghị, phán:

- Nhà người hãy tới sông Pác - tôn, nhúng mình vào dòng nước, phép màu sẽ biến mất.

Mi - đát làm như vậy và quả nhiên phép màu biến mất.

Bạn thấy đấy, hạnh phúc không đến từ ước muốn tham lam mà làm nên từ bàn tay và trí óc.

Câu 4 (trang 129 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Bình chọn bài văn kể chuyện có nhiều chi tiết hấp dẫn.

Lời giải: 

Em bình chọn bài văn kể chuyện có nhiều chi tiết hấp dẫn.

Vận dụng

Câu 1 (trang 129 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Sưu tầm 1 – 2 bài ca dao về lễ hội.

Lời giải: 

1. Nhất hội Hương Tích

Nhì hội Phủ Giầy

Vui thì vui vậy chẳng tày đánh cá làng Me

2. Ai đi trẩy hội chùa Hương

Làm ơn gặp khách thập phương hỏi dùm

Mớ rau sắng, quả mơ non

Mơ chua, sắng ngọt biết còn thương chăng? 

Câu 2 (trang 129 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Tìm hiểu thêm thông tin về lễ hội được nhắc đến trong bài ca dao.

Lời giải: 

Ví dụ: Chùa Hương là một tập hợp các kiến trúc đền đài, hang động, rừng núi phối hợp với nhau tạo nên một cảnh sắc kết hợp giữa nhân tạo và tự nhiên đầy tinh tế. Cứ mỗi độ tết đến xuân về là hàng nghìn phật tử, du khách từ khắp mọi miền đất nước lại nô nức tìm về đây dự hội. Cũng như nhiều lễ hội khác, lễ hội chùa Hương gồm có phần lễ và phần hội, phần lễ được thực hiện khá đơn giản, người đi hội lần lượt dâng những mâm hương đèn, hoa quả và đồ chay đầy ắp, rồi thành kính khấn vái, mọi người đều quan niệm rằng phần lễ có nhiều thì mới tỏ được hết tấm lòng thành kính của bản thân. Những ngày này, thỉnh thoảng các sư mới đến tụng kinh niệm phật khoảng nửa giờ. Không khí rất yên tĩnh, trang nghiêm, khắp nơi đều thoang thoảng mùi thơm của nhang khói, làm cho ngày hội thêm phần linh thiêng, thanh tịnh. Phần hội thì vui hơn nhiều, mọi người chèo thuyền vãn cảnh chùa, cảnh động, tiếp đến là hành trình leo núi, ngắm cảnh sắc thiên nhiên nơi đất Phật, tâm hồn mỗi người như được hưởng làn gió mới, thoải mái, tịnh tâm, lại càng tin yêu cuộc sống. Trong những ngày diễn ra lễ, chùa Hương lúc nào cũng đông vui, tấp nập, khắp các đền miếu, nhang khói tỏa ra nghi ngút, không khí lễ hội bao trùm lên cảnh vật. Đây là một nét đẹp văn hóa đặc sắc của dân tộc – tín ngưỡng Phật giáo, hướng con người đến chữ thiện, chữ nhẫn, mang đậm tính nhân văn, cần được giữ gìn và phát huy hơn nữa.

Sachbaitap.com