Bài 30 Đọc Nghệ thuật múa Ba lê trang 145, 146 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức tập 1Giải SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức tập 1 Bài 30 Đọc Nghệ thuật múa Ba lê trang 145, 146. Trong các vở ba lê, người diễn viên thể hiện nội dung vở kịch bằng cách nào? Điều đó được thể hiện ra sao trong vở Hồ thiên nga? Nội dung chính bài Nghệ thuật múa Ba lê: Múa ba lê là một nghệ thuật do những diễn viên khổ luyện mới thực hiện được. Người múa phải truyền tải được ngôn ngữ thông qua những động tác múa, mỗi một vở ba lê là một câu chuyện không cất thành lời mà qua những động tác tạo nên. * Khởi động Trả lời câu hỏi Khởi động trang 145 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức Quan sát tranh và nêu suy nghĩ của em về các diễn viên trong tranh. Phương pháp: Em quan sát tranh và nêu suy nghĩ của mình về các diễn viên. Gợi ý: - Tranh vẽ gì? - Hình ảnh các diễn viên trong tranh ra sao? - Em có suy nghĩ, cảm xúc như thế nào? Lời giải: Tranh vẽ các diễn viên múa ba lê đang biểu diễn. Các diễn viên múa tập trung, uyển chuyển, màn múa được thể hiện trong khung cảnh gần một khu rừng, bên bờ suối và ánh trăng là sân khấu. Em thấy rất ngưỡng mộ các diễn viên vì sau những phần trình diễn này là cả những ngày tháng luyện tập gian khổ, kiên trì. Nhờ điều đó nghệ thuật họ đã tạo ra rung động lòng người. NGHỆ THUẬT MÙA BA LÊ Ba lê là môn nghệ thuật múa có nguồn gốc từ châu Âu. Nghệ thuật múa ba lê được biết đến rộng rãi thông qua những vở ba lê – một thể loại vũ kịch có sự kết hợp giữa kịch, âm nhạc và vũ đạo. Những vở ba lê nổi tiếng thế giới có thể kể đến như Hồ thiên nga, Người đẹp ngủ trong rừng, Lọ Lem,... Mỗi vở kịch là một câu chuyện ca ngợi tình yêu, sự thánh thiện và ước mơ vươn tới những điều tốt đẹp của con người trong cuộc sống. Trong các vở ba lê, người diễn viên dùng động tác múa để thể hiện nội dung thay cho lời nói. Như trong vở Hồ thiên nga, các diễn viên thực hiện những cú xoay người đẹp mắt và chuẩn xác, những bước đi nhẹ như cánh hoa hé mở khiến khán giả có cảm giác được ngắm nhìn một đàn thiên nga đang lướt trên mặt hồ. Khi diễn viên chính đứng một chân xoay liên tục tới 32 vòng trên đầu mũi chân, khán giả cũng cảm nhận được nhân vật đang mong muốn thể hiện sức mạnh một cách mãnh liệt. Để thực hiện được những kĩ thuật rất khó này, người diễn viên phải dày công khổ luyện trong một thời gian dài. Hiện nay, ba lê là môn nghệ thuật được nhiều người yêu thích và được dạy ở các trường múa trên khắp thế giới. (Tuệ Nhi tổng hợp) Câu 1 trang 146 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 KNTT: Nghệ thuật múa ba lê được giới thiệu như thế nào? Phương pháp: Em đọc đoạn văn đầu tiên của bài đọc để tìm câu trả lời. Lời giải: Nghệ thuật múa ba lê được giới thiệu: Ba lê là môn nghệ thuật múa có nguồn gốc từ châu Âu. Nghệ thuật múa ba lê được biết đến rộng rãi thông qua những vở ba lê – một thể loại vũ kịch có sự kết hợp giữa kịch, âm nhạc và vũ đạo. Câu 2 trang 146 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 KNTT: Tìm thông tin nói về nội dung của các vở ba lê. Phương pháp: Em đọc câu văn thứ hai trong đoạn hai của bài đọc để tìm câu trả lời. Lời giải: Thông tin nói về nội dung của các vở ba lê: Những vở ba lê nổi tiếng thế giới có thể kể đến như Hồ thiên nga, Người đẹp ngủ trong rừng, Lọ Lem,... Mỗi vở kịch là một câu chuyện ca ngợi tình yêu, sự thánh thiện và ước mơ vươn tới những điều tốt đẹp của con người trong cuộc sống. Câu 3 trang 146 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 KNTT: Trong các vở ba lê, người diễn viên thể hiện nội dung vở kịch bằng cách nào? Điều đó được thể hiện ra sao trong vở Hồ thiên nga? Phương pháp: Em đọc đoạn văn thứ ba trong bài đọc để tìm câu trả lời. Lời giải: Trong các vở ba lê, người diễn viên thể hiện nội dung vở kịch bằng cách dùng động tác múa để thể hiện nội dung thay cho lời nói. Điều đó được thể hiện trong vở Hồ thiên nga: các diễn viên thực hiện những cú xoay người đẹp mắt và chuẩn xác, những bước đi nhẹ như cánh hoa hé mở khiến khán giả có cảm giác được ngắm nhìn một đàn thiên nga đang lướt trên mặt hồ. Khi diễn viên chính đứng một chân xoay liên tục tới 32 vòng trên đầu mũi chân, khán giả cũng cảm nhận được nhân vật đang mong muốn thể hiện sức mạnh một cách mãnh liệt. Câu 4 trang 146 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 KNTT: Theo em, vì sao diễn viên múa ba lê phải rất dày công khổ luyện? Phương pháp: Em đọc đoạn văn thứ ba trong bài đọc để tìm câu trả lời. Lời giải: Theo em, diễn viên múa ba lê phải rất dày công khổ luyện vì có những kĩ thuật múa rất khó mà cần phải có thời gian luyện tập mới đạt được. Câu 5 trang 146 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 KNTT: Sắp xếp các thông tin dưới đây theo trật tự trong bài đọc.
- Cách thể hiện nội dung trong các vở ba lê - Thông tin chung về nghệ thuật múa ba lê - Sự phổ biến của múa ba lê hiện nay - Nội dung các vở ba lê Phương pháp: Em đọc kĩ bài đọc để sắp xếp thông tin theo thứ tự phù hợp. Lời giải: Em sắp xếp các thông tin theo trật tự trong bài đọc như sau: – Thông tin chung về nghệ thuật múa ba lê – Nội dung các vở ba lê – Cách thể hiện nội dung trong các vở ba lê – Sự phổ biến của múa ba lê hiện nay * Vận dụng Bài 1 trang 146 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 KNTT: Tìm các kết từ trong câu dưới đây và cho biết tác dụng của chúng trong câu. Để thực hiện được những kĩ thuật rất khó này, người diễn viên phải dày công khổ luyện trong một thời gian dài. Phương pháp: Em đọc kĩ câu văn, suy nghĩ và trả lời câu hỏi. Lời giải: Kết từ trong câu là: để, này, phải, trong Tác dụng của kết từ này là thể hiện quan hệ giữa hai vế của câu nêu mục đích – kết quả (hay nhân – quả) cho quá trình tập luyện múa ba lê của các diễn viên. Bài 2 trang 146 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 KNTT: Tìm kết từ thay cho bông hoa để hoàn thiện câu. a. * không dùng lời nói * các nghệ sĩ ba lê vẫn thể hiện được nội dung vở kịch thông qua những vũ đạo đẹp mắt * điêu luyện. b. * múa ba lê là một môn nghệ thuật tinh tế, độc đáo * ngày càng được nhiều người yêu thích. Phương pháp: Em đọc kĩ các câu để điền kết từ phù hợp. Lời giải: a. Mặc dù không dùng lời nói nhưng các nghệ sĩ ba lê vẫn thể hiện được nội dung vở kịch thông qua những vũ đạo đẹp mắt và điêu luyện. b. Vì múa ba lê là một môn nghệ thuật tinh tế, độc đáo nên ngày càng được nhiều người yêu thích. Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Bài 30: Nghệ thuật múa ba lê - Tuần 16
|
Giải SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức tập 1 Bài 30 Viết: Tìm ý cho đoạn văn giới thiệu nhân vật trong một bộ phim hoạt hình trang 147. Đề bài: Viết đoạn văn giới thiệu một nhân vật trong bộ phim hoạt hình em đã được xem.
Giải SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức tập 1 Bài 30 Đọc mở rộng trang 148. Tìm đọc một bài giới thiệu phim. Trao đổi với bạn về bài giới thiệu đã đọc. Tìm đọc thêm thông tin về nghệ thuật múa ba lê. Ghi chép những thông tin em thích.
Giải SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức tập 1 Bài 31 Đọc Một ngôi chùa độc đáo trang 149, 150. Vì sao chùa có tên là Một Cột và Liên Hoa Đài? Theo em, điều gì khiến chùa Một Cột được xem là “ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất châu Á”?
Giải SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức tập 1 Bài 31 Luyện từ và câu: Luyện tập về kết từ trang 151, 152. Chọn từ ngữ ở cột A phù hợp với từ ngữ ở cột B để tạo câu. Chỉ ra các kết từ trong mỗi câu.