Bài 3.18 trang 38 Sách bài tập (SBT) Vật lí 11 Nâng caoGiải bài 3.18 trang 38 Sách bài tập (SBT) Vật lí 11 Nâng cao. Khi điện phân một dung dịch muối ăn trong nước, người ta thu được khí hidro vào một bình có thể tích V = 1 lít. Bài 3.18 trang 38 Sách bài tập (SBT) Vật lí 11 nâng cao Khi điện phân một dung dịch muối ăn trong nước, người ta thu được khí hidro vào một bình có thể tích V = 1 lít. Hãy tính công thực hiện bởi dòng điện khi điện phân, biết rằng hiệu điện thế đặt vào hai cực của bình là U = 50 V. áp suất của khí hidro trong bình bằng \(\rho = 1,3atm\) và nhiệt độ của khí hidro là \(t = {27^o}C\). Giải : Gọi q là điện lượng dịch chuyển qua dung dịch điện phân đi đến điện cực. Công của dòng điện là : A = qU Trong đó U = 50 V. Cứ mỗi phân tử \({H_2}\) đến điện cực thì trao cho điện cực một điện tích là \(2\left| e \right|\), với \(\left| e \right| = 1,{6.10^{ - 19}}C\). Nếu gọi n là số phân tử hidro đến điện cực thì điện lượng \(q = 2n\left| e \right|\). Để tìm n, áp dụng phương trình trạng thái của chất khí : \({{pV} \over T} = {{{p_0}{V_0}} \over {{T_0}}}\) Trong đó : \(p = 1,3atm \approx 1,{3.10^5}N/{m^2}\) \(\eqalign{ \({V_0}\) là thể tích của lượng khí hidro nói trên ở \({T_0} = 273K\) (tức \({0^o}C\)). Từ đó rút ra : \({V_0} = {{{T_0}} \over T}.{p \over {{p_0}}}V\) Mặt khác ta đã biết, ở áp suất \({p_0}\) và nhiệt độ \({T_0}\) thì cứ \(22,4{m^3}\) hidro có \(N = 6,{02.10^{26}}\) phân tử hidro, nghĩa là cứ \(1{m^3}\) hidro sẽ có \({N \over {22,4}}\) phân tử hidro. Vậy, nếu ta có \({V_0}{m^3}\) hidro ở áp suất \({p_0}\) và nhiệt độ \({T_0}\) thì sẽ có : \(n = {N \over {22,4}}{V_0}\) phân tử hidro. Từ đó : \(\eqalign{ Thay số ta được: \(A = 5,{09.10^5}J\) Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
CHƯƠNG III: DÒNG ĐIỆN TRONG CÁC MÔI TRƯỜNG
|
Giải bài 3.19 trang 39 Sách bài tập (SBT) Vật lí 11 Nâng cao. Tìm chiều dày của lớp đồng bám trên mặt tấm sắt.
Giải bài 3.20 trang 39 Sách bài tập (SBT) Vật lí 11 Nâng cao. Trong kĩ thuật sản xuất các vật liệu bán dẫn, người ta cần đặc biệt chú ý đến mức độ tinh khiết của chúng.
Giải bài 3.21 trang 39 Sách bài tập (SBT) Vật lí 11 Nâng cao. Khi tiến hành các phép đo các đặc trưng của bán dẫn, người ta đều thực hiện trong điều kiện ánh sáng rất yếu hoặc trong bóng tối. Tại sao phải làm như vậy ?
Giải bài 3.22 trang 39 Sách bài tập (SBT) Vật lí 11 Nâng cao. Khi nêu giá trị điện trở suất của một mẫu bán dẫn, người ta thường cho biết luôn nhiệt độ của mẫu. Tại sao phải như vậy?