Bài 32.11 Trang 46 Sách bài tập (SBT) Hóa học 8Người ta điều chế được 24 g đồng bằng cách dùng hiđro khử đồng(II) oxit. Người ta điều chế được 24 g đồng bằng cách dùng hiđro khử đồng(II) oxit. a) Khối lượng đồng(II) oxit bị khử là A. 15 g. B. 45 g. C. 60 g. D. 30 g. b) Thể tích khí hiđro (đktc) đã dùng là A. 8,4 lít. B. 12,6 lít. C. 4,2 lít. D. 16,8 lít. Trả lời a) Phương án D. \({n_{Cu}} = {{24} \over {64}} = 0,375(mol)\) Phương trình hóa học : \(CuO\,\,\,\,\,\,\,\, + \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,{H_2}\buildrel {{t^o}} \over\longrightarrow Cu\,\,\, + {H_2}O\) 1 mol 1 mol 1 mol x mol \(\leftarrow \) y mol\( \leftarrow \) 0,375 mol x = 0,375 mol; y = 0,375 mol Khối lượng CuO bị khử là: 0,375 x 80 = 30(g) b) Phương án A. \({V_{{H_2}}}\) cần dùng : 0,375 x 22,4 = 8,4 (lít).
Xem lời giải SGK - Hóa 8 - Xem ngay >> Học trực tuyến lớp 8 trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều). Cam kết giúp học sinh lớp 8 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.
Xem thêm tại đây:
Bài 32: Phản ứng oxi hóa - khử
|
a) Viết phương trình hoá học của phản ứng điều chế hiđro trong phòng thí nghiệm. Nguyên liệu nào được dùng để điều chế H2 trong phòng thí nghiệm, trong công nghiệp ?
Một em học sinh tự làm thí nghiệm ở nhà, cho đinh sắt sạch vào giấm ăn (dung dịch axit axetic CH3COOH). Thí nghiệm trên và thí nghiệm điều chế hiđro trong sách giáo khoa (bài 33) có những hiện tượng gì khác nhau, em 'hãy so sánh. Cho biết khí thoát ra là khí gì. Cách nhận biết.