Giải bài 3.28 trang 56 Sách bài tập (SBT) Toán lớp 6 - Kết nối tri thứcSo sánh: a) (+32).(-25) với (-7).(-8); b) (-44).(-5) với (-11).(-20); c) (-24).(+25) với (+30).(-21). Câu hỏi: So sánh: a) (+32).(-25) với (-7).(-8); b) (-44).(-5) với (-11).(-20); c) (-24).(+25) với (+30).(-21). Phương pháp: + Tích của 1 số âm với 1 số dương là 1 số âm + Tích của 1 số âm và 1 số âm là 1 số dương Lời giải: a) Vì +32 và (-25) là hai số nguyên trái dấu khác 0 nên (+32). (-25) < 0 (1) Vì (-7) và (-8) là hai số nguyên cùng dấu khác 0 nên (-7). (-8) > 0 (2) Từ (1) và (2) ta có: (+32). (-25) < (-7). (-8) Vậy (+32). (-25) < (-7). (-8) b) Ta có: (-44). (-5) = (-11). 4. (-5) = (-11). [4. (-5)] = (-11). [– (4.5)] = (-11). (-20) Vậy (-44). (-5) = (-11). (-20) c) Ta có: (- 24). (+25) = - (24. 25) = - 600 (+30). (-21) = - (30. 21) = - 630 Vì 600 < 630 nên -600 > -630. Do đó (-24). (+25) > (+30). (-21). Vậy (-24). (+25) > (+30). (-21). Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Bài 16: Phép nhân số nguyên - KNTT
|
Cho a là một số nguyên âm. Hỏi b là số nguyên dương hay nguyên âm nếu: a) Tích a. b là một số nguyên dương? b) Tích a. b là một số nguyên âm?
Điền các số thích hợp thay thế các dấu “?” trong bảng sau
Tìm số nguyên x, biết: a) 9. (x + 28) = 0; b) (27 – x). (x + 9) = 0; c) (-x). (x – 43) = 0.
Tính một cách hợp lí: a) (29 – 9). (-9) + (-13 – 7). 21; b) (-157). (127 – 316) – 127. (316 – 157).