Bài 3.46 trang 26 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10 Nâng caoGiải bài 3.46 trang 26 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10 Nâng cao. Hãy phân biệt khái niệm số oxi hóa và hóa trị của nguyên tố trong hợp chất hóa học. Bài 3.46 trang 26 SBT Hóa học 10 Nâng cao Hãy phân biệt khái niệm số oxi hóa và hóa trị của nguyên tố trong hợp chất hóa học. Giải Số oxi hóa là điện tích nguyên tử với giả định hợp chất chứa nguyên tố đó là hợp chất ion. Hóa trị của nguyên tố có hai loại: Điện hóa trị là điện tích của ion trong hợp chất ion và cộng hóa trị là số liên kết mà nguyên tử của nguyên tố tạo được với các nguyên tử nguyên tố khác. Điện hóa trị có thể có giá trị nguyên dương hoặc âm, cộng hóa trị chỉ có giá trị nguyên dương. Trong khi đó số oxi hóa có giá trị dương hoặc âm nhưng có khi là số thập phân nếu tính trung bình (thí dụ trong Fe3O4 sắt có số oxi hóa trung bình là +8/3). Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Bài 22: Hóa trị và số oxi hóa
|
Giải bài 3.47, 3.54, 3.55 trang 26 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10 Nâng cao. Hãy chọn đáp án đúng.
Giải bài 3.48 trang 26 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10 Nâng cao. Hãy giải thích điện hóa trị bằng 2- của oxi và lưu huỳnh trong các hợp chất với natri và viết công thức cấu tạo của phân tử.
Giải bài 3.49 trang 26 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10 Nâng cao. Hãy cho biết số oxi hóa và cộng hóa trị của các nguyên tố Si, P, S, Cl trong các oxit cao nhất và trong hợp chất với khí hiđro.
Giải bài 3.50 trang 26 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10 Nâng cao. Tại sao một nguyên tố có thể có một số giá trị số oxi hóa? Giải thích bằng các giá trị số oxi hóa của S.