Bài 3.65 trang 28 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10 Nâng caoGiải bài 3.65 trang 28 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10 Nâng cao. Trong các hạt nhân A cũng như B có số proton bằng số nơtron. Bài 3.65 trang 28 SBT Hóa học 10 Nâng cao Cho biết tổng số electron trong anion \(AB_3^{2 - }\) là 42. Trong các hạt nhân A cũng như B có số proton bằng số nơtron. a) Tính số khối của A, B. b) Viết cấu hình electron và sự phân bố electron trong các obitan của nguyên tử các nguyên tố A, B. Giải a) Gọi x và y là số proton trong các hạt nhân hay số electron ở lớp vỏ nguyên tử A và B tương ứng. Ta có x + 3y = 42 – 2 = 40. Như vậy y < 40/4 = 13,33. B thuộc chu kì 2 và là một phi kim (tạo anion) nên B chỉ có thể là flo, oxi hoặc nitơ. Khi B là flo thì y = 9, \(AF_3^ - \) và A có số oxi hóa bằng +1 và \(x = 40 - 3 \times 9 = 13.\) Trường hợp này loại vì nhôm không có số oxi hóa bằng +1. Khi B là oxi thì x = 16 ta có A là lưu huỳnh. Trường hợp này chấp nhận được vì có ion \(SO_3^{2 - }\). Khi B là nitơ thì \(AN_3^{2 - }\) và A có số oxi hóa = +7 mâu thuẫn với kết quả x = 19 ứng với kali. Trường hợp này loại. Như vậy A có số khối bằng 32, B có số khối bằng 16. b) Cấu hình electron nguyên tử của hai nguyên tố là: Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Bài 24: Luyện tập chương 3
|
Giải bài 3.66 trang 28 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10 Nâng cao. Hãy giải thích vì sao độ âm điện của nitơ bằng 3,04 và clo bằng 3,16 không khác nhau đáng kể nhưng ở điều kiện thường khả năng phản ứng của N2 kém hơn so với Cl2?
Giải bài 3.67 trang 28 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10 Nâng cao. Hãy xác định vị trí (số chu kì, số nhóm, số loại và số thứ tự) của A, M, X trong bảng tuần hoàn.
Giải bài 3.68 trang 28 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10 Nâng cao. Nêu nội dung của quy tắc bát tử.
Giải bài 3.69 trang 28 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10 Nâng cao. Viết phương trình hóa học của phản ứng để minh họa.