Loigiaihay.com 2024

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Bài 37.7 trang 88 Sách bài tập (SBT) Vật lí 10

Một lượng nước trong ống nhỏ giọt ở 200C chảy qua miệng ống tạo thành 48 giọt. Cùng lượng nước này ờ 40°C chảy qua miệng ống tạo thành 50 giọt. Cho biết hệ số căng bề mặt của nước ở 20°C là 72,5. 10-3 N/m. Bỏ qua sự dãn nở nhiệt của nước. Xác định hệ số căng bề mặt của nước ở 40°C, lấy g ≈ 9,8 m/s2.

Một lượng nước trong ống nhỏ giọt ở 200C chảy qua miệng ống tạo thành 48 giọt. Cùng lượng nước này ờ 40°C chảy qua miệng ống tạo thành 50 giọt. Cho biết hệ số căng bề mặt của nước ở 20°C là 72,5. 10-3 N/m. Bỏ qua sự dãn nở nhiệt của nước. Xác định hệ số căng bề mặt của nước ở 40°C, lấy g ≈ 9,8 m/s2.

Hướng dẫn trả lời:

Khi giọt nước rơi khỏi miệng ống nhỏ giọt thì trọng lượng P của nó bằng lực căng bề mặt Fc tác dụng lên giọt nước tại miệng ống :

P = Fc

Thay \(P = {{mg} \over n} = {{DVg} \over n}\) và Fc = σπd, với m và V là khối lượng và thể tích của khối nước trong ống nhỏ giọt, n là số giọt nước chảy ra khỏi miệng ống, d là đường kính miệng dưới của ống, D và σ là khối lượng riêng và hệ số căng bề mặt của nước, ta tìm được :

\(\sigma = {{{F_c}} \over {\pi d}} = {{DVg} \over {n\pi d}}\)

Với cùng thể tích V của nước trong ống, thì hệ số căng bề mặt của nước :

- Ở 20°C có số giọt nước nchảy khỏi miệng ống sẽ là :  \({\sigma _1} = {{DVg} \over {{n_1}\pi d}}\)

- Ở 40°C có số giọt nước n2 chảy ra khỏi miệng ống sẽ là :\({\sigma _2} = {{DVg} \over {{n_2}\pi d}}\)

Từ đó suy ra :  \({{{\sigma _2}} \over {{\sigma _1}}} = {{{n_1}} \over {{n_2}}} = > {\sigma _2} = {\sigma _1}{{{n_1}} \over {{n_2}}}\)

Thay số, ta tìm được :  \({\sigma _2} = 72,{5.10^{ - 3}}.{{48} \over {50}} = 69,{6.10^{ - 3}}\left( {N/m} \right)\)

 

Sachbaitap.com

Xem lời giải SGK - Vật lí 10 - Xem ngay

>> Học trực tuyến Lớp 10 tại Tuyensinh247.com, Cam kết giúp học sinh học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

  • Bài 37.5 trang 88 Sách bài tập (SBT) Vật lí 10

    Bài 37.5 trang 88 Sách bài tập (SBT) Vật lí 10

    Một mẩu gỗ hình lập phương có khối lượng 20 g được đặt nổi trên mặt nước. Mẩu gỗ có cạnh dài 30 mm và dính ướt nước hoàn toàn. Cho biết nước có khối lượng riêng là 1000 kg/m3 và hệ số căng bề mặt là 0,072 N/ Lấy g = 9,8 m/s2. Xác định độ ngập sâu trong nước của mẩu gỗ.

  • Bài 37.10* trang 89 Sách bài tập (SBT) Vật lí 10

    Bài 37.10* trang 89 Sách bài tập (SBT) Vật lí 10

    Một ống mao dẫn dài và mỏng có hai đầu đều hở được cắm thẳng đứng xuống nưởc sao cho toàn bộ chiều dài của ống ngập trong nước. Dùng tay bịt kín đầu dưới của ống và nhấc ống thẳng đứng lên khỏi nước. Sau đó buông nhẹ tay để đầu dưới của ống lại hở. Xác định độ cao của cột nước còn đọng trong ống. Cho biết đường kính của ống là 2,0 mm, khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m3 và hệ số căng bể mặt của nước là 72,5.10-3 N/m, lấy g ≈ 9,8 m/s2.

  • Bài 37.9 trang 89 Sách bài tập (SBT) Vật lí 10

    Bài 37.9 trang 89 Sách bài tập (SBT) Vật lí 10

    Một vòng nhôm đặt nằm ngang tiếp xúc với mặt nước. Vòng nhôm có đường kính trong 50 mm, đường kính ngoài 52 mm và cao 50 mm. Cho biết khối lượng riêng của nhôm là 2800 kg/m3, hệ số căng bề mặt của nước là 73.10-3 N. Lấy g = 9,8 m/s2. Xác định lực kéo để có thể bứt vòng nhôm lên khỏi mặt nước.

  • Bài 38.1, 38.2, 38.3 trang 89 Sách bài tập (SBT) Vật lí 10

    Bài 38.1, 38.2, 38.3 trang 89 Sách bài tập (SBT) Vật lí 10

    Xác định lượng nhiệt Q cần cung cấp để làm nóng chảy 100 g nước đá ở 0°C. Cho biết nhiệt nóng chảy riêng của nước đá là 3,4.105 J/kg.