Bài 38.23 Trang 55 Sách bài tập (SBT) Hóa học 8Cho một dòng khí H2 dư qua 4,8 g hỗn hợp CuO và một oxit sắt nung nóng thu được 3,52 g chất rắn Cho một dòng khí H2 dư qua 4,8 g hỗn hợp CuO và một oxit sắt nung nóng thu được 3,52 g chất rắn. Nếu cho chất rắn đó là hoà tan trong axit HCl thì thu được 0,896 lít H2 (ở đktc). Xác định khối lượng mỗi oxit trong hỗn hợp và công thức phân tử của oxit sắt. Trả lời \({n_{{H_2}}} = {{0,896} \over {22,4}} = 0,04(mol)\) Phương trình hóa học của phản ứng \(CuO\,\,\,\,\,\, + \,\,\,\,\,{H_2}\buildrel {{t^o}} \over\longrightarrow Cu\,\,\,\,\, + \,\,\,\,\,{H_2}O(1)\) a mol a mol \(F{e_x}{O_y}\,\,\,\, + y{H_2}\buildrel {{t^o}} \over\longrightarrow xFe\,\,\,\,\, + \,\,\,\,y{H_2}O(2)\) b mol bx mol Hòa tan hỗn hợp chất rắn vào dung dịch HCl có khí H2 bay ra, chỉ có Fe tác dụng, Cu không tác dụng \(Fe\,\,\,\,\,\,\, + \,\,\,\,\,2HCl \to FeC{l_2} + {H_2} \uparrow (3)\) bx mol bx mol Theo (3): \(bx = {n_{{H_2}}} = 0,04mol \to 0,04 \times 56 = 2,24(g)\) Khối lượng Cu còn lại trong chất rắn: 3,52 - 22,4 = 1,28(g) \({n_{Cu}} = {{1,28} \over {64}} = 0,02mol \to {n_{CuO}} = {n_{Cu}} = 0,02mol\) \({m_{CuO}} = 0,02 \times 80 = 1,6(g);{m_{F{e_x}{O_y}}} = 4,8 - 1,6 = 3,2(g)\) Xác định công thức phân tử oxit sắt \({m_O}\) trong oxit sắt = 3,2 - 2,24 = 0,96 (g) Trong \(F{e_x}{O_y}\) ta có tỷ lệ: \(x:y = {{2,24} \over {56}}:{{0,96} \over {16}} = 0,04:0,06 = 2:3\) Công thức phân tử oxit sắt là \(F{e_2}{O_3}\).
Xem lời giải SGK - Hóa 8 - Xem ngay >> Học trực tuyến lớp 8 trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều). Cam kết giúp học sinh lớp 8 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.
Xem thêm tại đây:
Bài 38: Luyện tập chương 5 - Hóa học 8
|
Dùng khí H2 khử 31,2 g hỗn hợp CuO và Fe3O4, trong hỗn hợp khối lượng Fe3O4 nhiều hơn khối lượng CuO 15,2 g. Tính khối lượng Cu và Fe thu được.
Cho các oxit: CaO ; Al2O3 ; N2O5, CuO ; Na2O ; BaO ; MgO ; P2O5 ; Fe3O4 ; K2O. Số oxit tác dụng với nước tạo ra bazơ tương ứng là
Cho các oxit: CO2 ; SO2 ; CO ; P2O5; N2O5 ; NO ; SO3; BaO, CaO. Số oxit tác dụng với .nước tạo ra axit tương ứng là
Có ba chất gồm MgO, N2O5, K2O đựng riêng biệt trong ba lọ bị mất nhãn. Để nhận biết các chất trên, ta dùng thuốc thử là