Loigiaihay.com 2024

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Bài 38.8 trang 90 Sách bài tập (SBT) Vật lí 10

Người ta đổ 0,20 kg chì nóng chảy ở 327°C vào một cốc chứa 0,80 l nước ở 15°C. Trong quá trình này đã có 1,0 g nước bị biến thành hơi nước. Xác định nhiệt độ của nước còn lại trong cốc ở trạng thái cân bằng nhiệt. Cho biết cốc có nhiệt nóng chảy riêng là 2,5.104 J/kg và nhiệt dung riêng là 120 J/kg.K; nước có nhiệt dung riêng là 4180J/kg.K và nhiệt hoá hơì riêng là 2,3.106 J/kg. Bò qua sự mất mát nhiệt truyền ra bên ngoài.

Người ta đổ 0,20 kg chì nóng chảy ở 327°C vào một cốc chứa 0,80 l nước ở 15°C. Trong quá trình này đã có 1,0 g nước bị biến thành hơi nước. Xác định nhiệt độ của nước còn lại trong cốc ở trạng thái cân bằng nhiệt. Cho biết cốc có nhiệt nóng chảy riêng là 2,5.104 J/kg và nhiệt dung riêng là 120 J/kg.K; nước có nhiệt dung riêng là 4180J/kg.K và nhiệt hoá hơì riêng là 2,3.106 J/kg. Bò qua sự mất mát nhiệt truyền ra bên ngoài.

Hướng dẫn trả lời:

Sau khi khối lượng chì nóng chảy m1 = 0,2 kg được đổ vào nước trong cốc thì chì bị đông rắn ở nhiệt độ t°C và lượng nhiệt do chì toả ra bằng :

Q =  λm1 + c1m1(t1 - t)

với λ là nhiệt nóng chảy riêng và c1 là nhiệt dung riêng của chì, còn t1 = 327°C là nhiệt độ nóng chảy (hoặc đông đặc) của chì.

Trong quá trình này, khối lượng nước m2 = 0,80 kg (ứng với 0,80l nước) trong cốc bị nung nóng từ t2= 15°C đến nhiệt độ t và phần nước có khối lượng m3 = 1,0 g bị bay hơi sẽ thu một lượng nhiệt bằng :

Q' = c2m2(t - t2) + Lm3

với L là nhiệt hoá hơi riêng và c2 là nhiệt dung riêng của nước trong cốc.

Theo định luật bảo toàn năng lượng, ta có ề.

Q'= Q => c2m2 (t - t2) + Lm3 = λm1 + c1m1(t1 - t)

Từ đó suy ra :  \(t = {{{m_1}\left( {\lambda + {c_1}{t_2}} \right) + {c_2}{m_2}{t_1} + L{m_3}} \over {{c_1}{m_1} + {c_2}{m_2}}}\)

Thay số, ta tìm được :

\(t = {{0,20\left( {2,{{5.10}^4} + 120.327} \right) + 4180.0,80.15 + 2,{{3.10}^6}.1,{{0.10}^{ - 3}}} \over {120.0,20 + 4180.0,8}} \approx 19,{4^0}C\)

Sachbaitap.com

Xem lời giải SGK - Vật lí 10 - Xem ngay

>> Học trực tuyến Lớp 10 tại Tuyensinh247.com, Cam kết giúp học sinh học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

  • Bài 38.6* trang 90 Sách bài tập (SBT) Vật lí 10

    Bài 38.6* trang 90 Sách bài tập (SBT) Vật lí 10

    Người ta thả cục nước đá ở 0°C vào chiếc cốc bằng đồng khối lượng 0,20 kg đặt ở trong nhiệt lượng kế, trong cốc đồng đựng 0,70 kg nước ở 25°C. Khi cục nước đá vừa tan hết thì nước trong cốc đồng có nhiệt độ là 15,2°C và khối lượng của nước là 0,775 kg. Xác định nhiệt nóng chảy của nước đá. Cho biết nhiệt dung riêng của đồng là 380 J/kg.K và của nước là 4180 J/kg. Bỏ qua sự mất mát nhiệt do truyền ra bên ngoài.

  • Bài 38.4 trang 90 Sách bài tập (SBT) Vật lí 10

    Bài 38.4 trang 90 Sách bài tập (SBT) Vật lí 10

    Người ta thả một cục nước đá khối lượng 80 g ở 0°C vào một cốc nhôm đựng 0,4 kg nước ở 20°C đặt trong nhiệt lượng kế. Khối lượng cốc nhôm là 0,2 kg. Xác định nhiệt độ của nước trong cốc nhôm khi cục nước đá vừa tan hết. Cho biết nhiệt nóng chảy riêng của nước đá là 3,4.105 J/kg , nhiệt dung riêng của nhôm là 880 J/kg.K và của nước là 4180 J/kg.K. Bỏ qua sự mất mát nhiệt do truyền ra ngoài.

  • Bài 38.7* trang 90 Sách bài tập (SBT) Vật lí 10

    Bài 38.7* trang 90 Sách bài tập (SBT) Vật lí 10

    Một thỏi sắt nóng có khối lượng 350 g và thể tích 45 cm3 được thả vào chiếc cốc đang đựng nước đá ở 0°C trong nhiệt lượng kế. Khối lượng riêng của sắt ở 0°C là 7800 kg/m3 và hệ số nở khối của sắt là 3,3.10-5 K-1. Nhiệt dung riêng của sắt là 550 J/kg.K. Nhiệt nóng chảy riêng của nước đá là 3,4.105 J/k Bỏ qua sự mất mát nhiệt do nhiệt truyền ra bên ngoài. Xác định :

  • Bài 38.5 trang 90 Sách bài tập (SBT) Vật lí 10

    Bài 38.5 trang 90 Sách bài tập (SBT) Vật lí 10

    Xác định lượng nhiệt cần cung cấp cho cục nước đá khối lượng 0,2 kg ở 20°C biến hoàn toàn thành hơi nước ở 100°C. Cho biết nước đá có nhiệt nóng chảy riêng là 3,4.105 J/kg và nhiệt dung riêng là 2,09.103 J/kg.K ; nước có nhiệt dung riêng là 4,18.103 J/kg.K và nhiệt hoá hơi riêng là 2,3.106 J/kg.