Bài 40, 41, 42, 43 trang 121 SGK Toán 8 tập 2 - Diện tích xung quanh của hình chóp đềuBài 40, 41, 42, 43 trang 121 SGK Toán 8 tập 2 bài Diện tích xung quanh của hình chóp đều. Bài 43 Tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của các hình chóp tứ giác đều sau đây (h.126). Bài 40 trang 121 SGK Toán lớp 8 tập 2 Câu hỏi: Một hình chóp tứ giác đều có độ dài cạnh bên bằng 25cm, đáy là hình vuông ABCD cạnh 30cm. Tính diện tích toàn phần của hình chóp. Lời giải: Gọi \(H\) là trung điểm của \(BC\). Khi đó ta có: \(BH = HC = \dfrac{1}{2}BC =\dfrac{1}{2}. 30=15 \,cm \) Vì tam giác \(SBC\) cân tại \(S\) nên \( SH\perp BC \). Ta có: \(d = SH = \sqrt{SB^2- BH^2}\) \( = \sqrt{25^2 -15^2} = \sqrt{400}=20(cm)\) Chu vi đáy là: \(4. 30 = 120 (cm)\) Diện tích xung quanh của hình chóp: \(S_{xq} = p.d =\dfrac{1}{2} .120.20 = 1200 (cm^2) \) Diện tích đáy là: \( S_{đ} = 30.30 = 900 (cm^2)\) Diện tích toàn phần của hình chóp là: \( S_{tp} =S_{xq}+ S_{đ} = 1200 + 900 \) \(= 2100 (cm^2) \) Bài 41 trang 121 SGK Toán lớp 8 tập 2 Câu hỏi: Vẽ, cắt và gấp miếng bìa như hình đã chỉ ra ở hình 125 để được hình chóp tứ giác đều. a) Trong hình 125a, có bao nhiêu tam giác cân bằng nhau? b) Sử dụng định lí Pitago để tính chiều cao ứng với đáy của mỗi tam giác. c) Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình chóp đều này là bao nhiêu?
Phương pháp: a. Áp dụng: Định nghĩa chóp tứ giác đều b. Áp dụng: Định lý Py-ta-go c. Áp dụng: - Diện tích xung quanh của hình chóp đều bằng tích của nửa chu vi đáy với trung đoạn. - Công thức tính diện tích toàn phần: \( S_ {tp} = S_{xq}+ S_{đ}\) Lời giải: a.Trong hình 125a có 4 tam giác cân bằng nhau. b. Đặt tên cho 1 mặt bên như hình vẽ: Gọi H là chân đường cao hạ từ A xuống BC, mà tam giác ABC cân tại A nên AH vừa là đường cao vừa là đường trung tuyến. Do đó \(HC=BC:2=\dfrac{5}{2}cm\) Xét tam giác AHC vuông tại H, theo định lý Py-ta-go ta có: \(AH = \sqrt{AC^{2}- HC^{2}}\) \(= \sqrt{10^{2}- {\left( {\dfrac{5}{2}} \right)^2}} = \sqrt{100-\dfrac{25}{4}} \) \(\approx 9,68\) \(cm\) c. Chu vi đáy của hình chóp là \(4.5 = 20 (cm).\) Diện tích xung quanh hình chóp: \(S_{xq} = p. d =\dfrac{1}{2}.20.9,68 = 96,8\) \( (cm^2) \) Diện tích đáy: \( S_{đ} = 5^2 = 25 (cm^2) \) Diện tích toàn phần của hình chóp: \( S_ {tp} = S_{xq}+ S_{đ} = 96,8 + 25 = 121,8\) \((cm^2) \) Bài 42 trang 121 SGK Toán lớp 8 tập 2 Câu hỏi: Tính độ dài đường cao của hình chóp tứ giác đều với các kích thước cho trên hình 125. Lời giải: Gọi tên như hình vẽ. Gọi \(O\) là giao điểm hai đường chéo của hình vuông đáy. Khi đó SO là chiều cao của hình chóp tứ giác đều. Ta đi tính SO. Tam giác \(ABC\) vuông tại \(B\) nên theo định lý Pytago, ta có : \( AC^2 = AB^2 + BC^2 \)\(\,= 5^2 + 5^2 = 50 \) Vì ABCD là hình vuông nên O là trung điểm của AC. Suy ra \(OC=\dfrac{AC}{2}\) Tam giác \(SOC\) vuông tại \(O\) nên the định lý Pytago, ta có: \( SO^2 + OC^2 = SC^2\) \( \Rightarrow SO^2 = SC^2 - OC^2 \)\(\,= SC^2 - {\left( {\dfrac{{AC}}{2}} \right)^2}\) \( SO = \sqrt{SC^{2}- {\left( {\dfrac{{AC}}{2}} \right)^2}}\)\(\,= \sqrt{10^{2}- \dfrac{50}{4}}\) \(\approx 9,35\, (cm)\) Bài 43 trang 121 SGK Toán lớp 8 tập 2 Câu hỏi: Tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của các hình chóp tứ giác đều sau đây (h.126).
Lời giải: +) Hình a : Chu vi đáy là \(20.4 (cm)\) Diện tích xung quanh của hình chóp đều là: \(S_{xq}= p.d = \dfrac{1}{2}.20.4.20 = 800(cm^2) \) Diện tích đáy là: \( S_{đ} = 20^2 = 400(cm^2) \) Diện tích toàn phần của hình chóp đều là: \( S_{tq}= S_{xq} + S_{đ} = 800 + 400 = 1200\) \((cm^2) \) +) Hình b: Chu vi đáy là \(4.7 = 28 (cm)\) Diện tích xung quanh của hình chóp đều là: \(S_{xq}= p.d = \dfrac{1}{2}.28.12 = 168 (cm^2) \) Diện tích đáy là: \( S_{đ} = 7^2 = 49(cm^2) \) Diện tích toàn phần của hình chóp đều là: \( S_{tp}= S_{xq} + S_{đ} = 168 + 49 = 217\)\(\,(cm^2) \) +) Hình c: Do I là trung điểm của BC nên \(IC=\dfrac{BC}{2}=8cm\) Tam giác SBC có SI là đường trung tuyến nên đồng thời là đường cao, xét tam giác SIC vuông tại I, theo định lý Pytago, ta có: \(SI = \sqrt{SC^{2}- IC^{2}}\)\(=\sqrt{17^{2}- 8^{2}}= \sqrt{225} = 15(cm) \) Hay trung đoạn \(d=SI=15cm\) Chu vi đáy: \(16.4=64cm\) Diện tích xung quanh của hình chóp đều là: \(S_{xq}= p.d = \dfrac{1}{2}.64.15 = 480(cm^2) \) Diện tích đáy là: \( S_{đ} = 16^2 = 256(cm^2) \) Diện tích toàn phần của hình chóp đều là: \( S_{tp}= S_{xq} + S_{đ} = 480 + 256 = 736\) \((cm^2) \) Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Chương IV. Hình lăng trụ đứng. Hình chóp đều
|
Giải bài 44 trang 123, bài 45, 46, 47 trang 124, bài 48, 49, 50 trang 123, 124 bài Thể tích của hình chóp đều - Luyện tập. Bài 45. Tính thể tích của mỗi hình chóp đều dưới đây (h.130, h.131).
Bài 51 trang 127, bài 52, 53, 54, 55 trang 128, bài 56, 57, 58 trang 129 SGK Toán 8 tập 2 -Ôn tập chương 4. Bài 53 Thùng chứa của xe ở hình 143 có dạng lăng trụ đứng tam giác, các kích thước cho trên hình. Hỏi dung tích của thùng chứa là bao nhiêu?
Bài 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 trang 130, bài 10, 11, 12, 13, 13, 14, 15 trang 131 SGK Toán 8 tập 2 - Bài tập ôn cuối năm - A - Phần Đại Số. Bài 12 Một người đi xe máy từ A đến B với vận tốc 25km/h. Lúc về người đó đi với vận tốc 30km/h nên thời gian về ít hơn thời gian đi là 20 phút.
Bài 1, 2, 3 trang 131, bài 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11 trang 132 SGK Toán 8 tập 2 - Bài tập ôn cuối năm-B - Phần Hình Học. Bài 9 Cho tam giác (ABC) có (AB < AC), (D) là một điểm nằm giữa (A) và (C). Chứng minh rằng.