Loigiaihay.com 2025

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Bài 4.64 trang 56 Sách bài tập (SBT) Vật lí 11 Nâng cao

Giải bài 4.64 trang 56 Sách bài tập (SBT) Vật lí 11 Nâng cao. Cho vào ống nghiệm thủy tinh các hạt mạt sắt tới gần miệng ống, rồi đậy nút lại.

Bài 4.64 trang 56 Sách bài tập (SBT) Vật lí 11 nâng cao

Cho vào ống nghiệm thủy tinh các hạt mạt sắt tới gần miệng ống, rồi đậy nút lại.

a) Đưa từng cực của kim nam châm lần lượt lại gần hai đầu ống thì có hiện tượng gì xảy ra ? Giải thích hiện tượng quan sát được.

b) Quệt dọc chiều dài ống nghiệm lần theo cùng một hướng vào một cực của nam châm mạnh. Lại lần lượt đưa từng cực của kim nam châm tới gần hai đầu ống chứa mạt sắt. Quan sát và giải thích hiện tượng xảy ra.

c) Lắc mạnh ống thủy tinh ở câu b nhiều lần, sẽ quan sát thấy hiện tượng gì nếu lại lần lượt đưa từng cực của kim nam châm tới gần từng đầu ống thủy tinh.

Giải :

a) Do lực hút của kim nam châm vào khối mạt sắt nên cả hai đầu ống đều hút hai cực của kim nam châm.

b) Khi đó, các mạt sắt bị nhiễm từ, trở thành các nam châm nhỏ. Chúng lại được định hướng theo cùng một chiều nên khối mạt sắt trở thành một nam châm lớn có hai cực xác định. Nam châm này sẽ tương tác với kim nam châm như một nam châm vĩnh cửu.

c) Khi lắc mạnh ống thủy tinh nhiều lần, mặc dù các mạt sắt vẫn bị từ hóa nhưng vì từ trường của chúng có phương khác nhau nên chúng không còn tạo thành một nam châm nữa. Do đó, ống mạt sắt lại tương tác với kim nam châm như ở câu a.

Sachbaitap.com

Xem thêm tại đây: CHƯƠNG IV: TỪ TRƯỜNG