Bài 5 Tiếng hạt nảy mầm trang 28, 29 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức tập 1Giải SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức tập 1 Bài 5 Tiếng hạt nảy mầm trang 28, 29. Ở khổ thơ thứ nhất, chi tiết nào giúp em nhận ra đây là lớp học của trẻ khiếm thính (mắt khả năng nghe hoặc nghe kém)? Theo em, những khó khăn, thiệt thòi của các bạn học sinh trong bài thơ là gì? Nội dung chính bài Tiếng hạt nảy mầm: Nỗ lực và hạnh phúc vỡ oà của những hình ảnh, những bài học thú vị mà cô giáo đem lại cho học sinh được đón nhận, tiếp thu và cất thành lời trên môi những người học đặc biệt. * Khởi động Trả lời câu hỏi Khởi động trang 28 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức Chơi trò chơi: Nghe từ ngữ, đoán âm thanh. Cách chơi: Một bạn nêu từ ngữ chỉ âm thanh, một bạn đoán đó là âm thanh của sự vật, hiện tượng nào. Mẫu: tí tách -> tiếng mưa rơi. Phương pháp: Em đọc kĩ cách chơi và tham gia trò chơi. Lời giải: Ví dụ: - Xào xạc -> Tiếng lá rơi - Véo von -> Tiếng chim hót - Rì rào -> Tiếng sóng võ - Lộp độp -> Tiếng mưa rơi - Ào ào -> Tiếng thác chảy - …. TIẾNG HẠT NẢY MẦM
Câu 1 trang 29 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 KNTT: Ở khổ thơ thứ nhất, chi tiết nào giúp em nhận ra đây là lớp học của trẻ khiếm thính (mắt khả năng nghe hoặc nghe kém)? Phương pháp: Em đọc khổ thơ thứ nhất của bài đọc để tìm câu trả lời. Lời giải: Chi tiết giúp em nhận ra đây là lớp học của trẻ khiếm thính là: Đôi tay cô cụp mở/ Bao tưng bừng thanh âm. Vì ngôn ngữ của người khiếm thính là ngôn ngữ ký hiệu sử dụng bằng tay. Câu 2 trang 29 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 KNTT: Theo em, những khó khăn, thiệt thòi của các bạn học sinh trong bài thơ là gì? Phương pháp: Em đọc kĩ bài thơ, suy nghĩ và trả lời câu hỏi. Lời giải: Trong bài thơ, các bạn học sinh gặp phải khó khăn và thiệt thòi của việc khiếm thính. Họ phải đối mặt với việc không thể nghe được như bình thường, điều này làm cho việc tiếp thu kiến thức và giao tiếp trở nên khó khăn hơn so với các bạn không khiếm thính. Câu 3 trang 29 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 KNTT: Cô giáo đã gợi lên trong tâm trí học trò những hình ảnh và âm thanh nào của cuộc sống? Phương pháp: Em đọc khổ thơ thứ 3 và thứ 4 của bài thơ để tìm câu trả lời. Lời giải: Cô giáo đã gợi lên trong tâm trí học trò những hình ảnh và âm thanh của cuộc sống: lá cây, tiếng mẹ, con tàu biển, ngôi sao, vó ngựa, cánh chim sẻ, hạt nảy mầm. Câu 4 trang 29 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 KNTT: Những chi tiết nào cho thấy các bạn học sinh rất chăm chú? Vì sao giờ học của cô giáo cuốn hút được các bạn? Phương pháp: - Em đọc khổ thơ thứ 2 của bài thơ để tìm câu trả lời. - Em dựa vào nội dung bài thơ, suy nghĩ và trả lời câu hỏi. Lời giải: Những chi tiết cho thấy các bạn học sinh rất chăm chú: lặng chăm, nhìn theo cô. Giờ học của cô giáo cuốn hút được các bạn vì cô gợi ra cho các bạn rất nhiều hình ảnh đẹp, nhiều âm thanh hay trong trí tưởng tượng của các em. Làm các em học sinh học bài trong tâm thế tò mò, thích thú. Câu 5 trang 29 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 KNTT: Em có suy nghĩ gì về cô giáo của lớp học đặc biệt này qua 2 khổ thơ cuối? Phương pháp: Em đọc kĩ 2 khổ thơ cuối của bài thơ, suy nghĩ và trả lời câu hỏi. Lời giải: Qua 2 khổ thơ cuối, em thấy cô giáo của lớp học đặc biệt này là người đau đáu, mong mỏi học sinh học bài hiệu quả, dạy cho học sinh biết và phát âm được. Cô hạnh phúc và yêu thương học sinh, mừng rỡ trước những tiến bộ của người học trò. Cô là người giáo viên dạy học trong yêu thương và hạnh phúc. * Học thuộc lòng bài thơ. Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Bài 5: Tiếng hạt nảy mầm - Tuần 3
|
Giải SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức tập 1 Bài 5 Luyện tập về đại từ trang 29, 30. Tìm các từ dùng để xưng hô trong mỗi đoạn dưới đây. Nhận xét về thái độ của người nói qua các từ đó. Chọn các đại từ thay thế thích hợp với mỗi bông hoa và cho biết chúng được dùng để thay cho từ ngữ nào.
Giải SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức tập 1 Bài 5 Đánh giá, chỉnh sửa bài văn kể chuyện sáng tạo trang 30. Nghe thầy cô giáo nhận xét chung. Đọc lại bài làm của em và nhận xét của thầy cô để biết ưu điểm và hạn chế trong bài.
Giải SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức tập 1 Bài 6 Đọc Ngôi sao sân cỏ trang 31, 32. Việt được giới thiệu như thế nào ở đầu câu chuyện? Ở đầu trận bóng, hành động của Mạnh và Việt khác nhau ra sao? Những hành động đó cho biết điều gì về hai bạn?
Giải SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức tập 1 Bài 6 Tìm hiểu cách viết báo cáo công việc trang 33, 34. Đọc bản báo cáo dưới đây và trả lời câu hỏi. a. Bản báo cáo trên viết về điều gì? b. Bản báo cáo được gửi cho ai? Ai là người viết báo cáo đó?