Giải bài 5 trang 92, 93 Sách bài tập (SBT) Toán 6 tập 2 - Kết nối tri thức với cuộc sốngTrên một trục số gốc O, hai điểm A và B lần lượt biểu diễn hai số nguyên a và b. a) Hãy tính khoảng cách AB trong mỗi trường hợp sau đây. b) Tại sao có thể kết luận rằng ta luôn có AB = b - a nếu a < b. Câu hỏi: Trên một trục số gốc O, hai điểm A và B lần lượt biểu diễn hai số nguyên a và b. a) Hãy tính khoảng cách AB trong mỗi trường hợp sau đây: · a = 3 và b = 7; · a = -3 và b = 7; · a = -7 và b = -3; b) Tại sao có thể kết luận rằng ta luôn có AB = b - a nếu a < b. HD: Với mọi trường hợp sau, hāy vẽ hình minh họa (trên trục số nằm ngang với chiều dương từ trái sang phải) và chú ý rằng điểm biểu diễn số nguyên âm nằm cách gốc O một khoảng bằng -a (chằng hạn điểm -3 nằm cách gốc O một khoảng bằng 3 =-(-3): · Điểm O trùng với một trong hai điểm A và B. · Điểm O nằm giữa hai điểm A và B · Điểm O nằm trưóc (bên phải) cả hai điểm A và B · Điểm O nằm sau (bên trái) cả hai điểm A và B. Lời giải: a) + Với a = 3 và b = 7 thì AB = 7 – 3 = 4 + Với a = -3 và b = 7 thì AB = 7 – (-3) = 11 + Với a = -3 và b = -7 thì AB = (-3) – (-7) = 4 b) Ta xét các trường hợp sau: + Điểm O trùng điểm A: Khi đó, a = 0 nên AB = OB = b = b – 0 = b – a + Điểm O trùng điểm B . Khi đó, b = 0, mà a < 0 nên AB = AO = OA = -a = 0 – a = b – a + Điểm O nằm giữa A và B. Khi đó, a < 0 < b Vì A biểu diễn số nguyên âm nên OA = -a; B biểu diễn số nguyên dương nên OB = b. Ta có: O nằm giữa A và B nên AB = OB + OA = b + (-a) = b – a + Điểm A nằm giữa O và B: Khi đó, A, B đều biểu diễn số nguyên dương nên OA = a, OB = b Ta có A nằm giữa O và B nên AO + AB = OB nên AB = OB – AO = b – a + Điểm B nằm giữa A và O Khi đó, A, B đều biểu diễn số nguyên âm nên OA = -a ; OB = -b Ta có B nằm giữa A và O nên AB + BO = AO nên AB =AO – BO = -a – (-b) = b –a . Vậy ta có thể kết luận rằng ta luôn có AB = b - a nếu a < b. Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
BÀI TẬP ÔN TẬP CUỐI NĂM - KNTT
|
Tính giá trị của biểu thức P= a.b-3(17-a+2b) trong mỗi trường hợp sau: a) a = 15 và b = -28; b) a = - 6 và b = 11; c) a = -17 và b = -3.
a) Viết biểu thức số biểu thị số điểm mà Đông có được sau lần ném bi thứ 14. Tính giá trị của biểu thức đó. b) Đông còn một lần ném bi nữa. Hỏi Đông có cơ hội đạt được 20 điểm không? Nếu được thì lần cuối, Đông cần phải ném vào ô bao nhiêu điểm?
Em hãy vẽ các hình sau: a) Hình tam giác đều có cạnh dài 4 cm; b) Hình vuông có cạnh dài 3 cm; c) Hình chữ nhật có chiều dài bằng 5 cm, chiều rộng bằng 3 cm; d) Hình bình hành có một cạnh dài 3 cm, một cạnh dài 5 cm.
Nền nhà của bác Thu có hình dạng và kích thước như hình vẽ bên: a) Tính chu vi của nền nhà. b) Bác Thu dự định dùng những viên gạch lát hình vuông có cạnh 50 cm để lát nền nhà. Hỏi bác Thu cần mua bao nhiêu viên gạch?