Bài 54, 55, 56, 57, 58, 59 trang 63 SGK Toán 9 tập 2 - Ôn tập chương IVGiải bài 54, 55, 56, 57, 58, 59 trang 63 sách giáo khoa (SGK) Toán lớp 9 tập 2 bài Ôn tập chương IV - Hàm số y = ax^2 (a ≠ 0). Phương trình bậc hai một ẩn. Bài 54 trang 63 SGK Toán lớp 9 tập 2 Câu hỏi: Vẽ đồ thị của hàm số \(\displaystyle y = {1 \over 4}{x^2}\) và \(\displaystyle y = - {1 \over 4}{x^2}\) trên cùng một hệ trục tọa độ a) Qua điểm \(B(0; 4)\) kẻ đường thẳng song song với trục Ox. Nó cắt đồ thị của hàm số \(\displaystyle y = {1 \over 4}{x^2}\) tại hai điểm M và M’. Tìm hoành độ của M và M’. b) Tìm trên đồ thị của hàm số \(\displaystyle y = - {1 \over 4}{x^2}\) điểm N có cùng hoành độ với M, điểm N’ có cùng hoành độ với M’. Đường thẳng NN’ có song song với Ox không? Vì sao? Tìm tung độ của N và N’ bằng hai cách: - Ước lượng trên hình vẽ: - Tính toán theo công thức. Lời giải: Vẽ đồ thị hàm số: * Hàm số \(\displaystyle y = {1 \over 4}{x^2}\) và \(\displaystyle y = - {1 \over 4}{x^2}\) - Tập xác định \(D = R\) - Bảng giá trị - Đồ thị hàm số \(\displaystyle y = {1 \over 4}{x^2}\) và \(\displaystyle y = - {1 \over 4}{x^2}\) là các Parabol có đỉnh là gốc tọa độ O và nhận Oy làm trục đối xứng. Đồ thị hàm số \(\displaystyle y = {1 \over 4}{x^2}\) nằm trên trục hoành, đồ thị hàm số \(\displaystyle y = - {1 \over 4}{x^2}\) nằm dưới trục hoành. a) Đường thẳng qua \(B(0; 4)\) song song với \(Ox\) có dạng: y = 4. Phương trình hoành độ giao điểm của đường thẳng y = 4 và đồ thị hàm số \(\displaystyle y = {1 \over 4}{x^2}\) là: \(\dfrac{1}{4}{x^2} = 4 \Leftrightarrow {x^2} = 16 \Leftrightarrow x = \pm 4\) Từ đó ta có hoành độ của \(M\) là \(x = 4\), của \(M'\) là \(x = - 4\). b) Trên đồ thị hàm số \(\displaystyle y = - {1 \over 4}{x^2}\) ta xác định được điểm \(N\) và \(N’\) có cùng hoành độ với \(M, M’\). Ta được đường thẳng \(NN'//Ox\) Tìm tung độ của \(N, N’\) - Ước lượng trên hình vẽ được tung độ của \(N\) là \(y = - 4\); của \(N’\) là \(y = -4\) - Tính toán theo công thức: Điểm \(N(4;y)\). Thay \(x = 4\) vào \(\displaystyle y = - {1 \over 4}{x^2}\) nên \(\displaystyle y = - {1 \over 4}{.4^2} = - 4\) Điểm \(N’(-4;y)\). Thay \(x = - 4\) vào \(\displaystyle y = - {1 \over 4}{x^2}\) nên \(\displaystyle y = - {1 \over 4}.{( - 4)^2} = - 4\) Vậy tung độ của \(N, N’\) cùng bằng \(-4\). Bài 55 trang 63 SGK Toán lớp 9 tập 2 Câu hỏi: Cho phương trình \(x^2 – x – 2 = 0\) a) Giải phương trình b) Vẽ hai đồ thị \(y = x^2\) và \(y = x + 2\) trên cùng một hệ trục tọa độ. c) Chứng tỏ rằng hai nghiệm tìm được trong câu a) là hoành độ giao điểm của hai đồ thị. Lời giải: a) Giải phương trình: \(x^2 – x – 2 = 0\) \(\Delta = (-1)^2– 4.1.(-2) = 1 + 8 > 0\) \(\sqrt\Delta= \sqrt9 = 3\) \(\Rightarrow {x_1} = -1; {x_2}= 2\) b) Vẽ đồ thị hàm số - Hàm số \(y = x^2\) + Bảng giá trị: - Hàm số \(y = x + 2\) + Cho \(x = 0 ⇒ y = 2\) được điểm \(A(0;2)\) + Cho \(x = -2 ⇒ y = 0\) được điểm \(B(-2;0)\) Đồ thị hàm số: c) Ta có phương trình hoành độ giao điểm của hai đồ thị là: \({x^2} = x + 2 \Leftrightarrow {x^2} - x - 2 = 0\) có \(a - b + c = 1 - \left( { - 1} \right) + \left( { - 2} \right) = 0\) nên có hai nghiệm \({x_1} = - 1;{x_2} = 2.\) Điều này chứng tỏ rằng đường thẳng cắt đồ thị parapol tại hai điểm có hoành độ lần lượt là \(x = -1; x= 2\). Hai giá trị này cũng chính là nghiệm của phương trình \(x^2 - x - 2 = 0\) ở câu a). Bài 56 trang 63 SGK Toán lớp 9 tập 2 Câu hỏi: Giải các phương trình: a) \(3{{\rm{x}}^4} - 12{{\rm{x}}^2} + 9 = 0\) b) \(2{{\rm{x}}^4} + 3{{\rm{x}}^2} - 2 = 0\) c) \({x^4} + 5{{\rm{x}}^2} + 1 = 0\) Lời giải: a) \(3{{\rm{x}}^4} - 12{{\rm{x}}^2} + 9 = 0\) Đặt \(t = {x^2}\left( {t \ge 0} \right)\) Ta có phương trình: \(\eqalign{ Phương trình có \(a + b + c = 0\) nên có hai nghiệm \({t_1} = 1; {t_2} = 3\) (đều thỏa mãn) Với \({t_1} = 1 \Rightarrow {x^2} = 1 \Leftrightarrow x = \pm 1\) Với \({t_2} = 3 \Rightarrow {x^2} = 3 \Leftrightarrow x = \pm \sqrt 3\) Vậy phương trình đã cho có 4 nghiệm phân biêt. b) \(2{{\rm{x}}^4} + 3{{\rm{x}}^2} - 2 = 0\) Đặt \(t = {x^2}\left( {t \ge 0} \right)\) Ta có phương trình : \(\eqalign{ Với \(\displaystyle t = {1 \over 2} \Rightarrow {x^2} = {1 \over 2} \\\displaystyle \Leftrightarrow x = \pm \sqrt {{1 \over 2}} = \pm {{\sqrt 2 } \over 2}\) Vậy phương trình đã cho có 2 nghiệm phân biệt. c) \({x^4} + 5{{\rm{x}}^2} + 1 = 0\) Đặt \(t = {x^2}\left( {t \ge 0} \right)\) Ta có phương trình : \(t^2 + 5t + 1 = 0\) \(\Delta = 25 – 4 = 21\) \(\eqalign{ Vậy phương trình vô nghiệm. Bài 57 trang 63 SGK Toán lớp 9 tập 2 Câu hỏi: Giải các phương trình: a) \(5{{\rm{x}}^2} - 3{\rm{x}} + 1 = 2{\rm{x}} + 11\) b) \(\displaystyle {{{x^2}} \over 5} - {{2{\rm{x}}} \over 3} = {{x + 5} \over 6}\) c) \(\displaystyle {x \over {x - 2}} = {{10 - 2{\rm{x}}} \over {{x^2} - 2{\rm{x}}}}\) d) \(\displaystyle {{x + 0,5} \over {3{\rm{x}} + 1}} = {{7{\rm{x}} + 2} \over {9{{\rm{x}}^2} - 1}}\) e) \(2\sqrt 3 {x^2} + x + 1 = \sqrt 3 \left( {x + 1} \right)\) f) \({x^2} + 2\sqrt 2 x + 4 = 3\left( {x + \sqrt 2 } \right)\) Phương pháp: Đưa phương trình đã cho về dạng: \(a{x^2} + bx + c = 0\left( {a \ne 0} \right)\). Sau đó sử dụng công thức nghiệm hoặc công thức nghiệm thu gọn để tìm nghiệm. Lời giải: a) \(\eqalign{ Phương trình có \(a – b + c = 1 + 1 – 2 = 0\) nên có 2 nghiệm \({x_1}= -1; {x_2}= 2\) b) \(\eqalign{ Vậy phương trình có 2 nghiệm phân biệt \({x_1} = 5;{x_2} = - {5 \over 6}\) c) Điều kiện: \(x \ne \left\{ {0;2} \right\}\) Ta có \(\dfrac{x}{{x - 2}} = \dfrac{{10 - 2x}}{{{x^2} - 2x}}\) \( \Leftrightarrow \dfrac{x}{{x - 2}} = \dfrac{{10 - 2x}}{{x\left( {x - 2} \right)}}\) \(\begin{array}{l} \Leftrightarrow \dfrac{{{x^2}}}{{x\left( {x - 2} \right)}} = \dfrac{{10 - 2x}}{{x\left( {x - 2} \right)}}\\ \Rightarrow {x^2} = 10 - 2x\\ \Leftrightarrow {x^2} + 2x - 10 = 0\end{array}\) Phương trình trên có \(\Delta ' = {1^2} - 1.\left( { - 10} \right) = 11 > 0\) nên có hai nghiệm \(\left[ \begin{array}{l}x = - 1 + \sqrt {11} \\x = - 1 - \sqrt {11} \end{array} \right.\) (thỏa mãn) Vậy phương trình đã cho có hai nghiệm \(x = - 1 + \sqrt {11} ;x = - 1 - \sqrt {11} \) . d) \(\displaystyle {{x + 0,5} \over {3{\rm{x}} + 1}} = {{7{\rm{x}} + 2} \over {9{{\rm{x}}^2} - 1}}\) ĐKXĐ: \(x \ne \pm {1 \over 3}\) \(\eqalign{ Vậy phương trình đã cho có 1 nghiệm duy nhất: \(\displaystyle {x} = {5 \over 2}\) e) \(\begin{array}{l} \(\begin{array}{l} \(\begin{array}{l} Vậy phương trình đã cho có 2 nghiệm phân biệt. f) \(\eqalign{ Bài 58 trang 63 SGK Toán lớp 9 tập 2 Câu hỏi: Giải các phương trình a) \(1,2{{\rm{x}}^3} - {x^2} - 0,2{\rm{x}} = 0\) b) \(5{{\rm{x}}^3} - {x^2} - 5{\rm{x}} + 1 = 0\) Lời giải: a) \(1,2{{\rm{x}}^3} - {x^2} - 0,2{\rm{x}} = 0\) \( \Leftrightarrow x\left( {1,2{{\rm{x}}^2} - x - 0,2} \right) = 0\) \(\Leftrightarrow \left[ \matrix{x = 0 \hfill \cr1,2{{\rm{x}}^2} - x - 0,2 = 0(*) \hfill \cr} \right.\) Giải (*): \(1,2x^2 – x – 0,2 = 0\) Ta có: \(a + b + c = 1,2 + (-1) + (-0,2) = 0\) Vậy (*) có 2 nghiệm: \(\displaystyle {x_1}= 1\); \(\displaystyle {x_2} = {{ - 0,2} \over {1,2}} = - {1 \over 6}\) Vậy phương trình đã cho có 3 nghiệm: \(\displaystyle {x_1} = 0;{x_2} = 1;{x_3} = - {1 \over 6}\) b) \(5{{\rm{x}}^3} - {x^2} - 5{\rm{x}} + 1 = 0\) \(⇔ x^2(5x – 1) – (5x – 1) = 0\) \(⇔ (5x – 1)(x^2– 1) = 0\) \( \displaystyle \Leftrightarrow \left[ \matrix{5{\rm{x}} - 1 = 0 \hfill \cr {x^2} - 1 = 0 \hfill \cr} \right. \Leftrightarrow \left[ \matrix{x = \dfrac{1}{5} \hfill \cr x = \pm 1 \hfill \cr} \right.\) Vậy phương trình đã cho có 3 nghiệm: \(\displaystyle {x_1} = {1 \over 5};{x_2} = - 1;{x_3} = 1\) Bài 59 trang 63 SGK Toán lớp 9 tập 2 Câu hỏi: Giải các phương trình bằng cách đặt ẩn phụ: a) \(2{\left( {{x^2} - 2{\rm{x}}} \right)^2} + 3\left( {{x^2} - 2{\rm{x}}} \right) + 1 = 0\) b) \({\left( {x + {1 \over x}} \right)^2} - 4\left( {x + {1 \over x}} \right) + 3 = 0\) Phương pháp: Đặt \({x^2} - 2x = t\) để đưa phương trình đã cho về phương trình bậc hai ẩn \(t.\) Lời giải: a) Đặt \({x^2} - 2x = t\), ta thu được phương trình \(2{t^2} + 3t + 1 = 0\) Phương trình trên có \(a - b + c = 2 - 3 + 1 = 0\) nên có hai nghiệm \(t = - 1;t = - \dfrac{1}{2}.\) + Với \(t = - 1 \Rightarrow {x^2} - 2x = - 1\\ \Leftrightarrow {x^2} - 2x + 1 = 0\\ \Leftrightarrow {\left( {x - 1} \right)^2} = 0 \Leftrightarrow x = 1\) + Với \(t = - \dfrac{1}{2} \Rightarrow {x^2} - 2x = - \dfrac{1}{2}\\ \Leftrightarrow {x^2} - 2x + 1 = \dfrac{1}{2} \Leftrightarrow {\left( {x - 1} \right)^2} = \dfrac{1}{2}\) \( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x - 1 = \dfrac{{\sqrt 2 }}{2}\\x - 1 = - \dfrac{{\sqrt 2 }}{2}\end{array} \right. \\ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = \dfrac{{2 + \sqrt 2 }}{2}\\x = \dfrac{{2 - \sqrt 2 }}{2}\end{array} \right.\) Vậy phương trình đã cho có ba nghiệm \(x = 1;x = \dfrac{{2 + \sqrt 2 }}{2};x = \dfrac{{2 - \sqrt 2 }}{2}\) b) ĐK: \(x \ne 0.\) Đặt \(x + \dfrac{1}{x} = t\), ta thu được phương trình \({t^2} - 4t + 3 = 0\) Phương trình trên có \(a + b + c = 1 + \left( { - 4} \right) + 3 = 0\) nên có hai nghiệm \(t = 1;t = 3.\) + Với \(t = 1 \Rightarrow x + \dfrac{1}{x} = 1 \Rightarrow {x^2} - x + 1 = 0\) . Xét \(\Delta = {\left( { - 1} \right)^2} - 4.1.1 = - 3 < 0\) nên phương trình vô nghiệm. + Với \(t = 3 \Rightarrow x + \dfrac{1}{x} = 3\\ \Rightarrow {x^2} - 3x + 1 = 0\, (*)\) Phương trình (*) có \(\Delta = {\left( { - 3} \right)^2} - 4.1.1 = 5 > 0\) nên có hai nghiệm \(\left[ \begin{array}{l}x = \dfrac{{3 + \sqrt 5 }}{2}\\x = \dfrac{{3 - \sqrt 5 }}{2}\end{array} \right.\) (thỏa mãn) Vậy phương trình đã cho có hai nghiệm \(x = \dfrac{{3 + \sqrt 5 }}{2};x = \dfrac{{3 - \sqrt 5 }}{2}\) . Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Ôn tập chương IV Hàm số y = ax^2 (a ≠ 0). Phương trình bậc hai một ẩn
|