Loigiaihay.com 2025

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Bài 6 Tiếng vườn trang 33 SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo tập 1

Giải SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo tập 1 Bài 6 Tiếng vườn trang 33, 34. Vẻ đẹp, sự thay đổi của cây cối trong vườn khi mùa xuân đến được tả bằng những từ ngữ, hình ảnh nào? Vì sao tác giả ấn tượng nhất với những tán xoan?

Nội dung chính bài Tiếng vườn:

Văn bản đề cập đến vẻ đẹp, sự thay đổi của cây cối trong vườn khi mùa xuân đến và cảm nhận của nhân vật tôi khi ở trong khu vườn đầy âm thanh.

* Khởi động

Trả lời câu hỏi Khởi động trang 33 SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo:

Nói 2 – 3 câu về vẻ đẹp của một khu vườn mà em biết.

Phương pháp:

Em nhớ lại một khu vườn mà em biết và miêu tả vẻ đẹp của khu vườn đó.

Lời giải:

Bao bọc khu vườn đó là những bức tường ngắn, cao chừng 30 – 50m. Bước vào khu vườn ở giữa là một bồn hoa hình tròn to để trồng những cô công chúa yểu điệu của vàng. Ở bốn góc là những bồn hoa hình tam giác trồng cây hoa bưởi, hương thơm của các bông hoa lan tỏa ra khắp mọi phía thơm thoang thoảng.

* Khám phá và luyện tập

Đọc

Tiếng vườn

Mùa xuân về lúc nào không rõ. Tôi nghe tiếng vườn gọi.

Cây muỗm khoe vồng hoa mới. Hoa muỗm tua tủa trổ thẳng lên trời. Hoa nhài đã trắng xoá ở bên vại nước. Những bông hoa nhài xinh, một màu trắng tinh khôi, hương ngạt ngào sực nức. Khi hoa nhài nở thì hoa bưởi cũng đua nhau nở. Từng chùm hoa bưởi cánh trắng, có những tua nhị vàng ngắn lên giữa lòng hoa, chẳng khác gì những bông thuỷ tiên thu nhỏ.

Vườn chè sau nhà tôi cũng bắt đầu ra búp. Những búp chè xuân một tôm hai lá. Tôm màu lá mạ, lá ngắn một màu xanh non.

Ấn tượng nhất là những tán xoan. Hơi xuân chớm đến, trên những cành cây khô bỗng vỡ oà những chùm lộc biếc. Lộc xoan có màu ngọc lục, nhìn ngắm mãi vẫn chưa hết vẻ đẹp của búp trên cành.

Và trong những tầng lá những tán cây vườn ấy, tôi nghe thấy những chú dế gọi nhau trong kẽ gạch. Chim vành khuyên lích chích tìm sâu trong các bụi chanh. Trên chùm hoa bưởi, những cánh ong mật quay tít. Tiếng chim gáy gù gù trong bụi tre gai. Đàn chim chào mào ríu rít trên các cành xoan, vừa đứng ở vườn này đã chạy sang vườn khác.

Theo Ngô Văn Phú

- Muỗm: một giống xoài quá nhỏ, vị chua.

- Tôm (chè): búp chè non.

Trả lời câu hỏi:

Câu 1 (trang 34 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Vẻ đẹp, sự thay đổi của cây cối trong vườn khi mùa xuân đến được tả bằng những từ ngữ, hình ảnh nào?

Cây muỗm

Hoa nhài

Hoa bưởi

Vườn chè

Phương pháp:

Em đọc kĩ bài đọc để tìm câu trả lời.

Lời giải:

- Cây muỗm: khoe vồng hoa mới, hoa muỗm tua tủa trổ thẳng lên trời.

- Hoa nhài: trắng xoá ở bên vại nước. Những bông hoa nhài xinh, một màu trắng tinh khôi, hương ngạt ngào sực nức.

- Hoa bưởi: Từng chùm hoa bưởi cánh trắng, có những tua nhị vàng ngắn lên giữa lòng hoa, chẳng khác gì những bông thuỷ tiên thu nhỏ.

- Vườn chè: bắt đầu ra búp. Những búp chè xuân một tôm hai lá. Tôm màu lá mạ, lá ngắn một màu xanh non. 

Câu 2 (trang 34 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Vì sao tác giả ấn tượng nhất với những tán xoan?

Phương pháp:

Em đọc kĩ đoạn văn và trả lời câu hỏi.

“Ấn tượng nhất là những tán xoan. Hơi xuân chớm đến, trên những cành cây khô bỗng vỡ oà những chùm lộc biếc. Lộc xoan có màu ngọc lục, nhìn ngắm mãi vẫn chưa hết vẻ đẹp của búp trên cành.”

Lời giải:

Vì hơi xuân chớm đến, trên những cành cây khô bỗng vỡ oà những chùm lộc biếc. Lộc xoan có màu ngọc lục, nhìn ngắm mãi vẫn chưa hết vẻ đẹp của búp trên cành. 

Câu 3 (trang 34 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Tìm từ ngữ gợi tả mỗi âm thanh trong vườn cây. Những âm thanh ấy đem đến cho em cảm xúc gì?

Phương pháp:

Em đọc đoạn văn cuối cùng của bài đọc để tìm câu trả lời. 

Lời giải: 

- Từ ngữ gợi tả mỗi âm thanh trong vườn cây:

+ Chim vành khuyên lích chích tìm sâu trong các bụi chanh.

+ Tiếng chim gáy gù gù trong bụi tre gai.

+  Đàn chim chào mào ríu rít trên các cành xoan, vừa đứng ở vườn này đã chạy sang vườn khác.

- Những âm thanh ấy đem đến cho em cảm xúc hân hoan, náo nức về cảnh sắc mùa xuân trong vườn.

Câu 4 (trang 34 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Theo em, vì sao khi mùa xuân về, tác giả nói “Tôi nghe tiếng vườn gọi”?

Phương pháp: 

Em đọc kĩ nội dung bài đọc, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

Lời giải: 

Khi mùa xuân về, tác giả nói “Tôi nghe tiếng vườn gọi” vì trong vườn vừa có hoa thơm, vừa có tiếng chim ríu rít như gọi tác giả vào vườn để thưởng thức. 

Sachbaitap.com

Xem thêm tại đây: Bài 6: Tiếng vườn - Tuần 3