Loigiaihay.com 2024

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Bài 7.3 trang 65 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10 Nâng cao

Giải bài 7.3 trang 65 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10 Nâng cao. Thực nghiệm cho thấy tốc độ của phản ứng hóa học.

Bài 7.3 trang 65 SBT Hóa Học 10 Nâng cao

Thực nghiệm cho thấy tốc độ của phản ứng hóa học:

\(A\left( k \right)\,\,\, + \,\,\,\,\,2B\left( k \right) \to \,\,\,C\left( k \right)\,\,\, + \,\,\,D\left( k \right)\) được tính theo biểu thức: \(v = k\left[ A \right].{\left[ B \right]^2}\) trong đó k là hằng số tốc độ, [A] và [B] là nồng độ của chất A và chất B tính theo mol/l.

Hỏi tốc độ của phản ứng trên tăng lên bao nhiêu lần nếu:

a) Nồng độ chất B tăng gấp ba lần và nồng độ chất A không đổi.

b) Áp suất của hệ tăng hai lần.

Giải

Giả sử nồng độ ban đầu của chất A là a mol/l, của chất B là b mol/l, tốc độ ban đầu của phản ứng là \({v_1} = k.a.{b^2}.\)

a) Khi nồng độ chất B tăng 3 lần và nồng độ chất A không đổi thì tốc độ phản ứng là:

\({v_2} = k.a.{\left( {3b} \right)^2} = 9ka{b^2}\)

Như vậy \({{{v_2}} \over {{v_1}}} = {{9ka{b^2}} \over {ka{b^2}}} = 9\), nghĩa là tốc độ phản ứng tăng 9 lần.

b) Khi áp suất của hệ tăng 2 lần thì nồng độ mỗi chất đều tăng 2 lần; tốc độ phản ứng lúc đó là: 

\({v_3} = k.2a.{\left( {2b} \right)^2} = 8ka{b^2}\)

Như vậy \({{{v_3}} \over {{v_1}}} = {{8ka{b^2}} \over {ka{b^2}}} = 8,\) nghĩa là tốc độ phản ứng tăng 8 lần.

Sachbaitap.com