Bài 7.61 trang 94 Sách bài tập (SBT) Vật lí 11 Nâng caoGiải bài 7.61 trang 94 Sách bài tập (SBT) Vật lí 11 Nâng cao. Cốc nước được đặt trên một tờ giấy trắng ở mặt bàn. Bài 7.61 trang 94 Sách bài tập (SBT) Vật lí 11 nâng cao Nhúng nghiêng một ống thủy tinh rỗng vào một cốc thủy tinh chứa gần đầy nước sao cho đáy ống chạm vào đáy cốc và miệng ống nằm ở phía trên (Hình 7.9). Cốc nước được đặt trên một tờ giấy trắng ở mặt bàn. a) Nhìn dọc theo thành ống thủy tinh từ phía trên (A). Mô tả và giải thích hiện tượng quan sát được. b) Cuộn một đoạn giấy màu thành hình trụ và luồn nó vào trong ống thủy tinh tới sát đáy ống, rồi lại nhúng ống vào cốc nước. Dự đoán hiện tượng sẽ quan sát được khi lại nhìn dọc theo thành ống thủy tinh từ phía trên (A). Tiến hành thí nghiệm kiểm tra điều đã dự đoán. c) Rút đoạn giấy màu ra khỏi ống thủy tinh. Dự đoán các hiện tượng sẽ quan sát được khi nhìn dọc theo thành ống từ phía trên (A) trong hai trường hợp : - Đổ nước vào trong ống cho tới nửa chiều cao của mực nước trong cốc thủy tinh. - Đổ nước vào trong ống tới khi mặt nước trong ống ngang với mặt nước trong cốc. Tiến hành thí nghiệm để kiểm tra các dự đoán nêu ra. Giải : a) Do hiện tượng khúc xạ ánh sáng, ta thấy phần ống nghiệm ngập trong nước như được nâng lên (Hình 7.28G). Mặt khác, do hiện tượng phản xạ toàn phần ở thành ống, ta lại thấy thành ống nghiệm sáng lóa như được mạ bạc. b) Do hiện tượng phản xạ toàn phần, ta thấy thành ống nghiệm sáng như được mạ bạc và không nhìn thấy cuộn giấy màu. c) - Do hiện tượng phản xạ toàn phần, ta thấy như có thủy ngân nổi lên trên mặt nước. - Khi mặt nước trong ống ngang với mặt nước trong cốc thì không còn hiện tượng phản xạ toàn phần nên sự sáng, lóa không còn nữa, chỉ thấy phần ống nghiệm ngập trong nước như được nâng lên. Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
CHƯƠNG VII: MẮT. CÁC DỤNG CỤ QUANG
|
Giải bài 7.62 trang 94 Sách bài tập (SBT) Vật lí 11 Nâng cao. Đặt một ngọn nến nhỏ đang cháy ở gần thành đối diện của cốc nước (Hình 7.10).