Bài 7.9 trang 20 Sách bài tập (SBT) Vật lí 7Cho một điểm sáng s đặt trước một gương cầu lồi tâm o, bán kính R. Coi phần mặt cầu nhỏ quanh một điểm M trên mặt gương cầu như một gương phẳng nhỏ đặt vuông góc với bán kính OM (hình 7.2). Cho một điểm sáng s đặt trước một gương cầu lồi tâm o, bán kính R. Coi phần mặt cầu nhỏ quanh một điểm M trên mặt gương cầu như một gương phẳng nhỏ đặt vuông góc với bán kính OM (hình 7.2). a) Áp dụng định luật phản xạ ánh sáng để vẽ ảnh của s tạo bởi gương cầu lồi. Nêu rõ cách vẽ. b) Ảnh đó là ảnh gì? ở gần hay xa gương hơn vật? Trả lời: a) Muốn vẽ ảnh của s, ta vẽ hai tia tới xuất phát từ s, hai tia phản xạ sẽ có đường kéo dài gặp nhau ở ảnh s Vẽ tia tới SI. Áp dụng định luật phản xạ đối với gương phẳng nhỏ đặt ở I (i = r) ta có tia phản xạ IR. Vẽ tia tới SK có đường kéo dài đi qua tâm o, tia SI sẽ vuông góc với mặt gương tại K, góc tới bằng 0 nên góc phản xạ cũng bằng 0, do đó tia phản xạ trùng với tia tới. Kết quả là hai tia phản xạ có đường kéo dài gặp nhau ở S' là ảnh của s. b) Vậy S’ là ảnh ảo. Theo hình 7.lG, ảnh S’ ở gần gương hơn s.
Xem lời giải SGK - Vật lí 7 - Xem ngay >> Học trực tuyến lớp 7 trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều). Cam kết giúp học sinh lớp 7 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.
Xem thêm tại đây:
Bài 7: Gương cầu lồi
|
Ảnh ảo của vật tạo bởi gương cầu lõm có những tính chất nào dưới đây?
Chiếu một chùm tia tới song song lên một gương cầu lõm, ta thu được một chùm tia phản xạ có tính chất nào dưới đây?
Vì sao nhờ có pha đèn mà đèn pin lại có thể chiếu sáng được xa hơn so với khi không có pha đèn?
Hãy vẽ sơ đồ bố trí một thí nghiệm để thực hiện ý tưởng nói trên của Ác-si-mét bằng những gương phẳng nhỏ.